Tin mới

Nhà xe Sao Việt đã lách kẽ hở nào để đưa khách lên Sapa?

Thứ tư, 03/09/2014, 14:48 (GMT+7)

Vụ tai nạn kinh hoàng tại Bát Xát – Lào Cai đã hé lộ ra một kẽ hở trong việc quản lý, điều hành xe chạy tuyến cố định.

Vụ tai nạn kinh hoàng tại Bát Xát – Lào Cai đã hé lộ ra một kẽ hở trong việc quản lý, điều hành xe chạy tuyến cố định.

 

Theo cơ quan chức năng, chiếc xe chở khách của nhà xe Sao Việt gặp tại nạn thảm khốc là xe chạy theo hình thức hợp đồng, xuất bến tại bến xe Mỹ Đình chiều 30-8, hành trình chạy đến điểm cuối là TP Lào Cai. Nhưng thực tế đến Lào Cai, chiếc xe này đã đưa khách tới Sa Pa và gặp nạn trên đường về.

Lãnh đạo sở GTVT khẳng định chiếc xe gặp tai nạn không được phép đi Sapa. Điều đó có nghĩa là chiếc xe bị nạn của sao Việt đã có dấu hiệu vi phạm điều kiện kinh doanh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dịch vụ và an toàn vận tải khi chạy sai hành trình.

Tuyến xe khách đã "lách luật" để chạy thêm chuyến lên Sapa

Trao đổi về trách nhiệm thuộc về ai, ông Nguyễn Phi Thanh, Phó giám đốc BX Mỹ Đình cho biết: “Xe gây tai nạn có đầy đủ hồ sơ xin chạy tăng cường giải tỏa khách dịp lễ 2/9 được Sở GTVT cấp phép. Xe được cấp tem tuyến chạy tăng cường theo chuyến. 17h30 ngày 30/8, xe được cấp phép vào BX Mỹ Đình để giải tỏa khách, xe xếp 45 chỗ và đã hoàn thành lệnh tăng cường vào 5h sáng ngày 31/8. Như vậy, lệnh tăng cường xuất phát từ BX Mỹ Đình – BX Lào Cai của xe tai nạn đã hoàn thành, việc sau đó xe đi đâu là quyền điều hành của doanh nghiệp và doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước việc điều hành của mình”.

Ông Phạm Thanh Hải – quản lý hãng xe cũng thừa nhận với VTV “DN đã sai, bởi sau khi thực hiện xong lộ trình chở khách từ HN lên Lào Cai theo lệnh tăng cường của Sở GTVT HN trong dịp lễ 2/9, thì DN phải quay về HN, trả lệnh xuất bến. Thế nhưng, khi trả xong khách, tại bến xe Lào Cai, vì không có đơn vị quản lý nào buộc DN phải trả lệnh tăng cường, thế nên họ đã tự ý trả khách tuyến Lào Cai SaPa, mặc dù biết làm như vậy là vi phạm pháp luật”.

Theo phản ánh của VTV, bến xe Mỹ Đình chỉ là nơi cấp lệnh xuất bến, còn việc xe đi đến đâu, và đi như thế nào, thì chính điều này, ông Nguyễn Hoàng Linh – Phó GĐ sở GTVT HN cũng khẳng định ô tô rời bến thì đầu HN cũng hết trách nhiệm, chứ chưa có sự phối hợp giữa 2 đầu bến để quản lý các DN.

“Xe chạy địa bàn tỉn khác thì k thuộc thẩn quyền sở HN. Chúng tôi không thể nào sang đến tận Lào Cai Sapa hay Lai Châu Điện Biên để kiểm tra xem xe có chạy đúng tuyến hay không. Mà cái đó là trách nhiệm phối hợp giữa các sở với nhau”, ông Linh cho biết.

Như vậy, bài học trong việc cấp phép và quản lý xe tăng cường đã quá rõ, với vụ tai nạn thảm khốc tại Bát Xát tỉnh Lào Cai.

Các tuyến xe khách cố định chạy trên cả nước được cơ quan chức năng cấp phép cho cả năm, trong khi lại chưa có sự phối hợp giữa các địa phương với nhau. Đây chính là kẽ hở để DN vận tải lợi dụng.

Nam Nam/Người đưa tin

 

 

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Tai nạn thảm khốc ở Sa Pa: Lỗi do tài xế

Liên quan đến vụ tai nạn thảm khốc tại Sa Pa khiến 14 người chết, Cơ quan điều tra tỉnh Lào Cao đã xác định nguyên nhân vụ tai nạn là do lỗi của tài xế, không phải xe khách bị mất phanh.