Thứ sáu ngày 13 theo quan niệm phương Tây là “ngày hạn” nhưng vào ngày mai, chúng ta lại có cơ may thấy nhật thực.
Kể từ năm 1974 đến nay, chúng ta mới lại có dịp may được thấy siêu mặt trăng xuất hiện, làm xảy ra nhật thực bán phần vào đúng thứ sáu ngày 13.
Nhưng nhật thực bán phần lần này diện hẹp. Chỉ ở Australia, New Zealand, Nam Thái Bình Dương hoặc bờ biển Nam Cực mới thấy.
Hình minh họa.
Nhật thực không hẳn là hiếm khi xảy ra. Cứ 2-3 năm lại diễn ra nhật thực. Vì cứ sau 29 ngày, Mặt Trăng lại đi qua Trái Đất và Mặt Trời. Chúng ta gọi giai đoạn Mặt Trời chiếu vào mép của nửa Mặt Trăng hướng về Trái Đất là Trăng Mới.
Tất nhiên, Trái Đất đi vào bóng của Mặt Trăng ít xảy ra hơn hiện tượng Trăng Mới. Và chúng ta luôn mong mỏi được thấy nhật thực trên diện càng rộng càng tốt.
Nhật thực lần này chỉ là bán phần khi Mặt Trăng đi qua chỉ che khuất một phần Mặt Trời. Thật ngẫu nhiên, nhật thực lần này xảy ra vào đúng thứ sáu này 13, giống như đã từng xảy ra vào thứ sáu ngày 13 tháng 12 năm 1974.
Chỉ khác là nhật thực lần trước xảy ra trên đảo Baffin ở Canada, ngay trên rìa Bắc Cực ở đầu cực trái ngược với lần này.
Tại sao có ?
Mặt Trăng không di chuyển trong một vòng tròn hoàn hảo xung quanh Trái Đất.
Hình minh họa: siêu trăng (nguồn: internet).
Quỹ đạo của Mặt Trằng thực ra là dạng hình elip. Tại điểm xa nhất, Mặt Trằng xuất hiện nhỏ đi trên Trái Đất. Tại điểm gần nhất, nó xuất hiện lớn nhất.
Chu kỳ này xảy ra 28 ngày một lần. Vào thời điểm ở gần nhất, Mặt Trăng hoàn toàn tối, gọi là Trăng Mới. Vào thời điểm ở xa nhất, Mặt Trăng sáng tròn trịa gọi là siêu trăng.
Nguồn bài và ảnh: Science Alert