Tin mới

Những cái chết đau lòng của du học sinh nơi xứ người

Thứ ba, 09/06/2015, 21:27 (GMT+7)

Không những rơi vào những tệ nạn trộm cắp, đá tàu…, có những du học sinh vì miếng cơm manh áo, vì kiếm tiền để trả nợ cho cha mẹ ở quê hương đã phải bỏ mạng nơi đất khách quê người…

Không những rơi vào những tệ nạn trộm cắp, đá tàu…, có những du học sinh vì miếng cơm manh áo, vì kiếm tiền để trả nợ cho cha mẹ ở quê hương đã phải bỏ mạng nơi đất khách quê người… 

Từ sống chui lủi ở các vùng hẻo lánh

Trong những bài trước, chúng tôi đã đề cập đến một số những thông tin mà những du học sinh chia sẻ về quãng thời gian đầu khi mới sang, người tìm được việc, người không tìm được việc, rơi vào những hoàn cảnh dở khóc dở cười, rồi bị đuổi về nước…

Những cái chết đau lòng của du học sinh nơi xứ người

Nhiều du học sinh đã lập ra những trang web để cảnh báo những người khác ở Việt Nam

Tuy nhiên, đau khổ hơn, có những người vì miếng cơm manh áo, vì mưu sinh đã phải bỏ mạng tại Nhật Bản vì những tai nạn, vì rơi vào các cuộc tranh đấu. 

Trong những lần trao đổi với những du học sinh tại Nhật, phóng viên báo Người Đưa Tin tiếp tục được những du học sinh khác chia sẻ về những bon chen, những cuộc “đào tẩu” có một không hai, mà người thực hiện đó là chính những du học sinh này. 

G. – một du học sinh đã sang Nhật được hai năm kể lại: “Với những du học sinh, khi đến kỳ kiểm tra trình độ tiếng nếu không qua bắt buộc phải về nước, như vậy bao công sức tiền bạc đều đổ xuống sông xuống biển, mà tại quê nhà món nợ hàng trăm triệu đồng không biết bố mẹ suốt đời không thể trả nổi. Vì thế bất chấp tất cả, những người này chốn ra ngoài lao động tự do, sống chui lủi trốn tránh sự kiểm soát của cac cơ quan an ninh Nhật Bản”. 

Theo G. cho biết thì có một phần du học sinh sang đến Nhật xác định sẽ không qua được kỳ kiểm tra tiếng, bởi khi sang đã được các công ty du hoc dùng mọi biến pháp như nhắn tin qua điện thoại đáp án để vượt qua được kỳ thi TOPJ, trường hợp này nếu không biết dùng điện thoại thì coi như trượt và nếu bị bắt thì coi như không còn cơ hội qua bên Nhật nữa. 

Còn những người đã qua, xác định rằng qua làm để làm việc kiếm tiền từ đầu, và như thế, họ sẽ trốn về những vùng quê, hay những vùng đồi núi hẻo lánh, nơi an ninh không bị thắt chặt như các vùng đô thị và phải chấp nhận lương thấp hơn. 

Thiệt mạng vì tai nạn lao động 

Cuộc sống với những người này giống như một địa ngục, bởi ngoài công việc ra họ không dám đi đâu, không dám làm gì khác ngoài làm thuê cho các xưởng sản xuất nhỏ, các gia đình ở các vùng nông thôn. Để làm việc ở đây, họ phải chịu cả ngày, cả tháng chỉ làm việc, đối với gia đình thì những du học này mỗi tháng được chủ nhà chở đi chợ là được ra ngoài mà thôi, ngoài ra chỉ biết ở nhà. 

Còn những người làm thuê trong các công trường nhỏ, các xưởng sản xuất nhỏ thì mức độ nguy hiểm càng lớn về độ an toàn, về những rủi ro trong lao động, trong đi lại… 

Mới đây, liên tiếp có nhiều trường hợp người Việt tại Nhật Bản đã bị tử vong do tai nạn lao động. Như trường hợp của du học sinh V.Đ.H., sinh năm 1990, quê ở Nam Định, tử vong do tai nạn lao động ngày 2/6/2015 tại TP.Nishio, tỉnh Aichi. H. mới sang Nhật Bản du học được khoảng 100 ngày. 

Gần đây nữa là trường hợp của tu nghiệp sinh T.M.H quê ở Quy Nhơn, Bình Định sang Nhật Bản từ năm 2012, anh H. được cảnh sát Nhật Bản phát hiện nằm bất động tại một công trường xử lý rác thải tại thị trấn Nagara tỉnh Chi Ba, trong tình trạng đầu chảy nhiều máu, nạn nhân được đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi. 

Theo những du học sinh cho biết, anh H. 28 tuổi là một tu nghiệp sinh thực tập sinh kỹ năng tại Hiroshima, anh được phát hiện trong khuôn viên công ty phân loại rác và được giao phụ trách khâu phân loại sắt vụn từ rác thải. Anh H. được cảnh sát Nhật cho rằng, nguyên nhân có thể là do anh bị cuốn vào băng chuyền tự động dẫn đến tử vong.

Nhiều du học sinh đã lập ra những trang web để cảnh báo những người khác ở Việt Nam

Những chia sẻ của du học sinh Nhật về những người tử nạn

Theo những trao đổi của các du học sinh, có những công ty bất chấp làm giả các loại giấy tờ: Bằng cấp 1,2,3; những người nông dân chân lấm tay bùn bỗng dưng được các công ty này hô biến thành những giám đốc công ty, những doanh nhân thành đạt… để đưa bằng được các du học sinh này sang đến Nhật Bản nhận được số tiền và không quan tâm gì khác nữa (?). 

Trên một diễn đàn du học sinh, một du học sinh (xin được giấu tên) tại Nhật Bản chia sẻ rằng: “Công ty H.N đã hô biến làm thay đổi hàng loạt giấy tờ, bằng cấp của cá nhân tôi để đưa tôi qua Nhật Bản. Khi sang đến nơi sẽ phải làm hết sức để trả nợ và nuôi bản thân. Tuy nhiên, đến khi muốn học Đại học, thì hồ sơ của tôi lại không làm được vì mọi thông tin đã bị công ty tư vấn du học làm xáo trộn hết, mà những thông tin này lại nằm trong Cục Xuất nhập cảnh Nhật Bản và mãi mãi không thay đổi được”. 

Theo những gì mà du học sinh này chia sẻ, sau khi về nước và những lần quay trở lại, những thông tin này sẽ làm ảnh hưởng đến bản thân du học sinh rất nhiều nếu có vi phạm gì trước đó, đều được lưu giữ mà cảnh sát sẽ tra khảo hàng tiếng đồng hồ, kiểm tra đồ đạc quần áo… 

Đức Kế - Đức Anh 

(Còn nữa)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: đau lòng