Tin mới

Những đàn tế nghìn tuổi gây xôn xao Việt Nam

Thứ ba, 28/10/2014, 20:45 (GMT+7)

Trước khi phát hiện đàn tế nghìn năm dưới Nhà Quốc hội hiện đại mới đâ, tại Việt Nam cũng từng phát hiện một số đàn tế có giá trị lịch sử.

Trước khi phát hiện đàn tế nghìn năm dưới Nhà Quốc hội hiện đại mới đâ, tại Việt Nam cũng từng phát hiện một số đàn tế có giá trị lịch sử.

Đàn tế nghìn năm phát lộ dưới Nhà Quốc hội hiện đại

Theo tin tức, tại công trình tòa Nhà Quốc hội, đầu năm 2014, trong khi khai quật khảo cổ học tại khu vực hầm ngầm để xe và đường ngầm từ phía trụ sở Bộ Ngoại giao qua đường Bắc Sơn sang nhà Quốc hội, Viện Khảo cổ học đã phát hiện một di tích đặc biệt với hình thù rất lạ với chất liệu chủ yếu bằng gỗ và đá.

Lập tức, các nhà khảo cổ học, sử học uy tín nhất trong cả nước được mời tới. Song, việc xác định gặp khó khăn bởi đây là lần đầu tiên họ được tiếp cận một di tích có hình thù như vậy.

Mặt bằng di tích kiến trúc tâm linh đặc biệt thời Lý, tại hố G7-G8 được minh họa bằng người đứng, tượng trưng cho các vị trí cột gỗ. Ảnh: Tri thức trực tuyến

Đặt vị trí phát lộ lên tấm bản đồ Hồng Đức, các nhà khoa học bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của di tích đặc biệt này. Nó nằm cùng trục, cùng phương vị Bắc - Nam với kiến trúc Bát Giác ở phía Bắc tạo thành một trục trung tâm trong tổng thể cụm kiến trúc đặc biệt thời Lý thuộc di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long ở phía tây của điện Kính Thiên.

Theo GS Phan Huy Lê, Đàn Tế Trời được xây dựng vào đời nhà Lý, có trước cả Đàn Xã Tắc (được xây dựng năm 1048), với kiến trúc vô cùng đặc biệt và được coi là "kỳ lạ" (từ dùng của GS Phan Huy Lê –PV) gồm 2 vòng tròn đồng tâm chưa từng thấy ở nước nào trên thế giới, ngay cả ở Trung Quốc, Đông Á – những nước có nền văn hóa tương đồng với Việt Nam.

Các nhà khảo cổ học cho rằng, di tích này là kiến trúc không thể tách rời trong cấu trúc tổng thể của các vương đô cổ phương Đông. Dù còn những ý kiến khác nhau về tên gọi, chức năng nhưng các nhà khoa học đều công nhận “đây là di tích tâm linh đặc biệt quan trọng”.

Đàn xã tắc

Theo các nhà nghiên cứu, Đàn Xã Tắc là một trong những di tích quan trọng bậc nhất của Thăng Long xưa, được lập từ thời vua Lý Thái Tông (năm 1048), tới thời vua Lê Chiêu Thống (năm 1788) thì mất dấu. Di tích này được tình cờ phát hiện khi thực hiện dự án đường vành đai 1, ở ngã ba Kim Liên Mới – Tôn Đức Thắng (Hà Nội).

Khu vực phát hiện Đàn Xã Tắc. Ảnh: VTC New

Chia sẻ trên VTC New, Tiến sĩ Vũ Thế Khanh (Tổng Giám đốc Liên hiệp UIA), là người có một số nghiên cứu về Đàn Xã Tắc, trong đó, nghiên cứu sâu về mặt kiến trúc, tâm linh cho biết, Đàn Xã Tắc được xây dựng theo nhiều mức độ tùy theo tín ngưỡng của vua chúa triều đình phong kiến xưa. Các mức độ đó gồm: Đại tự, trung tự và quần tự.

Đàn Xã Tắc có quy mô lớn nhất (đại tự), do vua làm chủ tế vào các năm có khánh tiết. Vua có thể ủy quyền cho các đại thần làm chủ tế.
Theo lời ông Khanh phần quan trọng nhất là Nội đàn, được xây dựng với chu vi 99 trượng. Độ dài của trượng rất đa dạng, thường lấy theo chuẩn của triều đình Trung Quốc, mỗi triều đại lại quy định độ dài khác nhau. Vào thế kỷ 11, thì một trượng tương đương 3,33m, thế kỷ 18,19 độ dài của một trượng khoảng từ 4,25 đến 4,7m.

Như vậy, diện tích của nội đàn ít nhất cũng phải rộng tới 6.400m2. Nội đàn được bày đặt các cung theo 4 phương và ở giữa là khu Trung ương.
Đất đắp đàn tế phải bằng đất sạch từ các địa phương chuyển về. Các triều đại sau kiêng kỵ, nên không dùng đất cũ làm đàn tế. Các thầy Phong thủy sẽ cho vét sạch đất cũ, nền móng, đắp đất mới hoàn toàn.

Các vật liệu trang trí và lát trong nội đàn gồm 5 màu (vàng, xanh, trắng, đỏ, đen) ứng với 5 phương vị (Trung ương, Đông, Tây, Nam, Bắc...).
Khu hộ đàn bao quanh lễ đàn mỗi cạnh cũng khoảng 64 trượng, tức là trên 211m. Sở dĩ khu hộ đàn rộng như vậy là để giữ cho trang nghiêm về tâm linh cũng như để bảo vệ an ninh tuyệt đối cho nhà vua khi đăng đàn. Với độ lớn của hộ đàn như vậy, các cung thủ, sát thủ không thể ám sát nhà vua được...

Theo Mai Nguyen/Nguoiduatin

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news