Tin mới

Những điều cần biết về khủng hoảng tâm lý ở trẻ em

Thứ hai, 31/10/2016, 12:38 (GMT+7)

Trong cuộc sống đầy biến động, sự khủng hoảng về tâm lý có thể xảy ra với bất kỳ ai và bất kể thời gian nào. Tuy nhiên, điều đó trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết với trẻ em bởi mức độ nhạy cảm, tâm lý và khả năng thích ứng của trẻ hoàn toàn chưa có.

Trong cuộc sống đầy biến động, sự khủng hoảng về tâm lý có thể xảy ra với bất kỳ ai và bất kể thời gian nào. Tuy nhiên, điều đó trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết với trẻ em bởi mức độ nhạy cảm, tâm lý và khả năng thích ứng của trẻ hoàn toàn chưa có.

1. Nguyên nhân của khủng hoảng tâm lý ở trẻ:

Có hai nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng tâm lý ở trẻ em. Đó là do sự tác động trực tiếp đến cơ thể non nớt của trẻ và những cú sốc trẻ gặp phải khi đối mặt với những sự kiện không mong muốn.

Cú sốc trẻ gặp phải khi đối mặt với những sự kiện không mong muốn

Đầu tiên là những tổn thương trực tiếp đến cơ thể trẻ như, trẻ bị đánh đập, bạo hành, lạm dụng tình dục, bị bắt cóc hay một vài biến cố khác như trẻ từng trải qua một vụ tai nạn xe hay thảm họa tự nhiên như lũ lụt, động đất.

Hay có thể là những xáo động về tâm lý như trẻ chứng kiến người thân qua đời, bị hành hạ hay tai nạn hoặc những áp lực từ bên ngoài như học hành quá sức, bị điểm kém, bị cha mẹ đánh mắng trong thời gian dài.

2. Biểu hiện của trẻ bị khủng hoảng tâm lý:

- Ích kỷ: Trẻ có xu hướng độc tôn, coi mọi thứ là của mình. Không chịu chia sẻ với người khác. Cụ thể như trẻ không cho người khác đụng vào đồ chơi của mình, không chịu nhường nhịn bạn bè.

- Chống đối: Điển hình của hành vi này, đó là trẻ không nghe theo những quyết định của cha mẹ hay cô giáo, luôn trong trạng thái sẵn sàng ẩu đả với những người xung quanh.

- Vô lễ: Trẻ sẵn sàng to tiếng với người lớn trước mỗi sự việc không theo ý muốn của mình hay khi người khác không đáp ứng yêu cầu của trẻ.

- Ngoan cố: Trẻ vô cùng cố chấp trước những quyết định của bản thân, bất kể nó đúng hay sai.

- Bất nguyên tắc: Trẻ tự tiện làm những điều mình cho là đúng mà không hỏi ý kiến của người lớn. Luôn hướng tới sự độc lập trong mọi hành vi. Trẻ muốn làm thay mọi hành động của cha mẹ như đòi tự mình nấu ăn, tự ra ngoài một mình, bất chấp hậu quả.

3. Cách giải quyết khủng hoảng tâm lý ở trẻ em:

Cũng như chứng trầm cảm, để giải tỏa được khủng hoảng tâm lý cho trẻ, cha mẹ cần hết sức kiên trì và tâm lý. Cân bằng giữa việc giúp trẻ nhận thức được hành vi và tôn trọng sự độc lập trong khuôn khổ của trẻ.

Cân bằng giữa việc giúp trẻ nhận thức được hành vi và tôn trọng sự độc lập trong khuôn khổ

- Giúp trẻ quên đi những sự kiện khiến trẻ khủng hoảng. Tìm cho trẻ những hoạt động giải trí mới, giải tỏa được áp lực tâm lý trẻ đang gặp phải.

- Ưu tiên xử lý những triệu chứng đang tác động trực tiếp đến cơ thể trẻ, như những vết thương do tai nạn, do yếu tố bên ngoài gây nên cho trẻ.

- Thường xuyên tâm sự với trẻ để kịp thời phát hiện ra những yếu tố xấu đang tác động gây nên tổn thương tâm lý ở trẻ. Hãy trò chuyện theo hình thức gợi mở, giúp trẻ chia sẻ một cách tự nhiên.

- Cố gắng bình thường hóa những sự việc tâm lý trẻ đang gặp phải, điều này sẽ giúp trẻ có thể đối mặt và vượt qua nó sau này.

Toàn Trung

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: Kỹ năng sống