Tin mới

Những điều chưa biết về "Siêu trăng - trăng máu" đêm trung thu

Thứ hai, 28/09/2015, 08:54 (GMT+7)

Hiện tượng nguyệt thực toàn phần (hay trăng máu) và siêu trăng sẽ cùng xuất hiện vào đêm 27.9, trùng với rằm Trung thu. Đây là một hiện tượng thú vị đầu tiên của thế kỷ, nhưng cũng kéo theo nhiều đồn đoán về ngày tận thế.

Hiện tượng nguyệt thực toàn phần (hay trăng máu) và siêu trăng sẽ cùng xuất hiện vào đêm 27.9, trùng với rằm Trung thu. Đây là một hiện tượng thú vị đầu tiên của thế kỷ, nhưng cũng kéo theo nhiều đồn đoán về ngày tận thế. 

Hiện tượng thiên nhiên kép "Trăng máu", "Supermoon" - siêu trăng sẽ xuất hiện vào đêm 27 rạng sáng ngày 28/9, trùng với ngày Rằm Trung thu của một số nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc... Ở các nước, rằm Trung Thu hay còn được gọi là lễ hội ngắm trăng bởi theo quan điểm dân gian đây là thời điểm trăng đẹp và lớn nhất trong năm.

Sự kiện đặc biệt này đã không diễn ra kể từ khi năm 1982 và bạn chỉ có thể nhìn thấy lần tiếp theo vào năm 2033. Dưới đây là những thông tin về hiện tượng hiếm có này.

Màu đỏ của Trăng máu luôn gây ra những lời đồn đoán xung quanh

1. Đây được gọi là trăng máu (blood moon) vì nó có màu đỏ sậm kỳ dị do hiện tượng nguyệt thực. Nguyệt thực xảy ra khi Trái Đất ở vị trí thẳng hàng và nằm giữa Mặt Trời với Mặt Trăng. Ánh sáng Mặt Trời bị bẻ cong khi đi qua bầu khí quyển Trái Đất, chỉ còn các tia có bước sóng dài (đỏ và cam) chiếu tới Mặt Trăng gây ra hiện tượng này.

2. Các nhà khoa học còn gọi đó là siêu trăng (super moon) do nó ở gần Trái Đất nhất. Mặc dù vẫn còn cách tới hơn 350.000km, nhưng Mặt Trăng của đêm mai sẽ gần hơn so với khoảng cách trung bình gần 50km.

3. Cũng do ở gần Trái Đất hơn, nên chúng ta sẽ có cảm giác Mặt Trăng lớn hơn bình thường. Theo các nhà khoa học, Mặt Trăng đêm mai sẽ lớn hơn 14% và và sáng hơn 30% so với trăng rằm thông thường. Vì thế đêm mai, trẻ em Việt Nam sẽ có thể được thưởng thực một đêm rằm rực rỡ.

Trong điều kiện thời tiết tốt, đêm 27/9, người xem may mắn sẽ nhìn thấy một mặt trăng tròn đầy và trông lớn hơn và sáng hơn bình thường, với màu sắc ánh đỏ khác thường

4. Cho tới năm 2018 mới xảy ra nguyệt thực toàn phần một lần nữa. Và nếu kết hợp nguyệt thực với siêu trăng, thì phải chờ đến tận năm 2033. Lần gần nhất xảy ra sự kiện này là năm 1982.

5. Nguyệt thực đêm mai sẽ kéo dài hơn một giờ, đây là khoảng thời gian thông thường. Lần gần nhất, vào 4/4/2015, chỉ diễn ra trong chưa đầy 6 phút, ngắn nhất thế kỷ 21. Lần dài nhất thế kỷ sẽ xảy ra vào 27/7/2018, tới 1 giờ 42 phút.

Tính cả thế kỷ 21, có tới 228 lần nguyệt thực, và mỗi năm hiện tượng này diễn ra ít nhất 2 lần.

6. Đêm mai là lần cuối của hiện tượng được gọi “Lunar Tetrad” - 4 lần nguyệt thực toàn phần liên tiếp. Các lần trước xảy ra vào 15/4/2014, 8/10/2014 và 4/4/2015. Những ngày này có gì đặc biệt? Chúng chỉ đơn giản xảy ra cách nhau khoảng 6 tháng và giữa mỗi lần sẽ có 5 lần trăng tròn.

Đối với các nhà thiên văn thì điều này thuần tuý mang ý nghĩa nghiên cứu, nhưng với nhiều người, đây là dấu hiệu của tai hoạ và các lần nguyệt thực này trùng với các ngày lễ quan trọng của người Do thái. Đấy là lý do xuất hiện lời đồn tận thế sau Trăng máu vào đêm mai

7. Trăng máu, do màu sắc đáng sợ của nó, được cho là nguyên nhân gây ra các tai hoạ đáng sợ trong quan niệm của nhiều dân tôc, cả Âu lẫn Á. Vài ngày gần đây xuất hiện tin đồn về việc một thiên thạch sắp va chạm vào Trái đất. Một số lại cho rằng siêu trăng sẽ khiến cho lũ lụt dâng cao và núi lửa phun trào.

NASA cho biết đây là sự kiện đặc biệt vì nó không xảy ra thường xuyên. Hình ảnh nổi bật về mặt trăng máu ghi lại tại thành phố Shiraishi, quận Miyagi, đông bắc Nhật Bản

Do sự trùng hợp kể trên, 2 mục sư người Mỹ là Blitz và Hagee từ đầu năm 2014 đã nêu ra giả thuyết về việc có mối liên hệ trực tiếp giữa “Lunar Tetrad” với các sự kiện quan trọng xảy ra với Trái Đất, kiểu như ngày tận thế. Theo mục sư John Hagee, điều này là chỉ báo về một sự kiện rung chuyển thế giới, xảy ra trong thời gian giữa tháng 4/2014 đến 10/2015.

Tuy nhiên, như thường lệ, các nhà khoa học lại bác bỏ. “Điều duy nhất xảy ra trên Trái Đất khi có nguyệt thực là mọi người đau nhừ cổ khi thức dậy vào sáng hôm sau vì mải ngắm trăng cả đêm hôm trước”, Noah Petro, Phó ban dự án khoa học Vệ tinh thăm dò Mặt Trăng tại Trung tâm Hàng không Vũ trụ Goddard của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), cho biết.

Trang Vũ (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news