Hoa trúc đào, thơm ổi hay thông thiên là những loài cây thường gặp nhưng lại chứa độc tố có thể gây nguy hại cho con người.
Trên báo Khoa học và Đời sống, Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường, trường Đại học Công nghiệp TP HCM, cho biết có nhiều loại cây cảnh chứa chất độc có thể gây nguy hiểm cho người trồng nếu chạm phải nhựa, vô tình nhai lá, củ, quả.
1. Cây ấu tàu
Theo BBC, cây ấu tàu (Aconitum), có hoa giống như mũ trùm đầu của nhà sư. Loài cây này còn được đặt những cái tên dữ dằn hơn như bả sói, mũ quỷ hay nữ hoàng độc dược. |
Chất độc có trong cây ấu tàu có thể làm chậm nhịp tim dẫn tới tử vong. |
Ấu tàu nằm trong số những loài cây chứa độc tính mạnh nhất thế giới.
Phần độc nhất là rễ cây, dù trên lá cũng chứa chất độc.
Cả rễ lẫn lá đều có chứa chất tác động đến hệ thần kinh và có thể hấp thụ qua da.
Các triệu chứng nhiễm độc ban đầu là ngứa ran và tê dại tại nơi tiếp xúc hoặc ói mửa dữ dội và bị tiêu chảy nếu chẳng may ăn phải.
2. Cây thầu dầu
Cây thầu dầu, hay còn gọi là cây đu đủ tía (Ricinus communis) là một loài cây bụi rất được ưa trồng làm cảnh trong vườn bởi có hoa lá đa sắc, từ xanh tới tím, với lá cây hình lá cọ và có hạt lởm chởm trông rất khác biệt. |
Những người ngộ độc từ cây này sẽ bị nôn mửa, tiêu chảy và co giật tới cả tuần, rồi tử vong vì suy tạng.
3. Cây trúc đào
Tên khoa học là Nerium oleander. Toàn thân Trúc đào đều có chất cực độc Oleandrin, Neriin. Người ta có thể bị ngộ độc do chạm vào cây hoặc nuốt phải. Nhẹ thì gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, nặng thì có thể mất kiểm soát cơ thể, hôn mê. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. |
Hiện nay, trúc đào đang được trồng rất nhiều ở trên các tuyến phố, vườn hoa, nơi công cộng.
Việc phơi khô hoặc nấu chín cũng không làm mất tính độc của loài thực vật này. Không trồng trúc đào ở cạnh nguồn nước (giếng ăn, bể nước…) vì lá, hoa trúc đào rụng xuống làm nhiễm độc nước.
4. Cây thơm ổi
Thơm ổi, hay còn gọi là hoa ngũ sắc, có tên khoa học là Lantana Camara L, quả có chất độc lantanin alkaloid hoặc lantadene A, gây bỏng rát đường ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu và có thể dẫn đến tử vong. |
5. Cây thông thiên
Hiện nay, loài cây này được trồng nhiều ở ven đường. |
Là loài cây thuộc họ Trúc đào có lá hình mác, mọc so le, thân cây cao khoảng 3 đến 4 mét. Thông thiên có xuất xứ từ châu Mỹ.
Ở Việt Nam, hoa thông thiên có màu vàng rực, ở một số nơi khác hoa có màu vàng cam, hoa thường có 5 cánh. Trái có hình thoi màu xanh.
Cây thông liên có chứa nhiều chất độc ở hoa, lá, quả và hạt. Các độc tố bao gồm: thevetin, neriin, glucozid …có thể gây tử vong ở người.
6. Cây ngoắt nghẻo
Tên khoa học là Gloriosa superba. Củ và hạt cây có chất kịch độc Colchicine và một số alkaloid khác mà nếu ăn vào sẽ gây tê lưỡi, làm cho cơ thể mất cảm giác, nặng thì hôn mê và nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. |
7. Cà độc dược
Tên khoa học là Datura metel, thuộc họ cà Solanaceae. Tiếp xúc qua da với bất kì vị trí nào trên cây đều có thể gây nổi mẩn đỏ, ngứa, chóng mặt, nhức đầu, thấy ảo giác, hôn mê và có thể gây mù mắt hoặc tử vong. |
8. Cây thủy tiên
Tên khoa học là Narcissus spp. Củ của cây có chất Alkaloids gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân, hôn mê, có thể dẫn đến tử vong khi ăn phải. |
9. Đỗ Quyên
Tên khoa học là Rhododendron occidentale. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng. Một lượng 100 đến 225 gram lá Đỗ Quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25 kg. |
10. Lá ngón
Cây lá ngón có nhiều ở vùng Tây Bắc. |
Cây lá ngón, có tên khoa học là Gelsemium elegans, được mệnh danh là thần chết được báo trước. Đó là loài cây có hoa chùm màu vàng rực rỡ rất đẹp và hấp dẫn, tuy nhiên có thể gây chết người nếu ai đó vô tình bẻ lá hoặc bẻ cành (do chất độc sẽ dính lên tay chân nơi có các vết thương hoặc vô tình tiếp xúc với đồ ăn, miệng). Cây lá ngón thường xuất hiện trên các cánh rừng của Việt Nam, ở độ cao 200m đến 2000m.
Thuận Phong (tổng hợp)