Loài thằn lằn có thể đi bộ trên mặt nước nhanh như bay, lươn phóng điện giết chết kẻ thù, rết bắn nọc độc....là những loài vật có khả năng siêu phàm đến mức khó tin đối với con người.
Thằn lằn Chúa cứu thế""
Thằn lằn Basilisk có khả năng chạy trên mặt nước như một động vật đi bằng 2 chân suốt một quãng đường dài, trước khi chìm xuống. Với khả năng độc nhất vô nhị này, chúng còn có biệt danh là "thằn lằn Chúa cứu thế".
Trên mặt nước, thằn lằn Basilisk có thể chạy với vận tốc 1,5m/s (tương đương 5,4km/h) trong gần 4,5 mét, trước khi chìm xuống nước và bơi.
Kỳ nhông
Kỳ giông ET (kỳ giông ngoài hành tinh). Loài kỳ giông này sống ở vùng rừng nhiệt đới Ecuador. Điều đặc biệt là loài này không hề có phổi. Nó “thở” qua da, hấp thụ oxy trực tiếp từ môi trường.
Thuỷ tức
Thủy tức có khoang ruột rõ ràng và phát triển phương cách tiêu hóa ngoại bào, cắt thức ăn thành các mảnh nhỏ trong ruột để thực hiện thực bào (tiêu hóa nội bào). Ruột của thủy tức lại chỉ có một đầu ra (vừa là miệng, vừa là hậu môn), khi ăn một thức ăn to, chúng phải tiêu hóa hết rồi phun ra những gì không tiêu hóa được thì mới ăn tiếp cái khác. Vì vậy, chúng không thể lưu trữ thức ăn lâu trong cơ thể và phải tận dụng tiêu hóa nội bào để tiêu hóa nhanh đám thức ăn vừa đưa vào cơ thể.
Thủy tức có khả năng đảo ngược thời gian trở lại dạng trẻ hơn của chúng. Loài sinh vật này có thể lặp lại quá trình đó nhiều lần, đồng nghĩa với việc chúng có thể sống bất tử.
Ve giáp là loài động vật khỏe nhất trên Trái đất (tính theo tỷ lệ giữa trọng lượng chúng có thể chịu đựng và trọng lượng cơ thể). Chúng có thể nâng được trọng lượng gấp 1180 lần trọng lượng cơ thể mình, tương đương với một người nâng 82 tấn.
Rết hồng
Con rết tiết chất xyanua sặc sỡ là một trong 1000 loài mới được tìm thấy ở khu vực Tiểu vùng sông Mekong trong 10 năm qua. Hình ảnh về nó được tổ chức thiên nhiên WWF công bố vào ngày 15/12/2008. Màu hồng của nó có thể cảnh báo những kẻ săn mồi độc tính mà một con rết như nó sẽ tiết ra để bảo vệ bản thân.
Sên biển
Một cuộc điều tra sinh vật biển năm 2005 của đoàn thám hiểm đời sống biển Bắc Băng Dương đã phát hiện ra một sên biển có tên khoa học là Clione limacina. Mặc dù tên gọi của nó mang ý nghĩa là “thiên thần biển” nhưng nó thực sự có hình dáng của một con ốc sên trần truồng mà không có vỏ, các nhà khoa học cho biết trong tháng 12 năm 2009. Nó dài khoảng 350 mét dưới nước.
Thằn lằn, tắc kè
Thằn lằn và tắc kè có thể mọc lại chân tay và đuôi. Khả năng siêu phàm này của thằn lằn là do nó có hàng trăm gene ở các khu vực cụ thể của đuôi giúp tái tạo, phản ứng các tín hiệu nội tiết tố và chữa lành vết thương.
Lươn điện
Lươn điện có các bộ phận cơ thể đặc biệt, cấu thành từ những tế bào có khả năng phát ra một lượng điện nhỏ. Tính gộp lại, chúng có thể sản sinh ra 600 volt điện, đủ mạnh để thắp sáng 10 bóng đèn 60W hoặc giết chết một con người.
Xem video: Hãi hùng rết khủng xơi tái chuột
Thoa Nguyễn (tổng hợp)