Tin mới

Những phát minh chống buồn ngủ cho tài xế xe hơi

Thứ tư, 05/08/2015, 14:36 (GMT+7)

Để tránh những vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra do tài xế ngủ gật hay mệt mỏi, các hãng kỹ thuật viên trên thế giới đã phát minh ra nhiều thiết bị công nghệ nhằm đánh thức tài xế khi ngủ gật vô cùng hữu ích.

Vô-lăng chống buồn ngủ cho tài xế

Hãng kỹ thuật Hoffman and Krippner của Đức, cộng tác với hãng tư vấn Guttersberg để phát triển Công nghệ này ra đời dựa trên thực tế rằng khi lái xe trong điều kiện tỉnh táo, mọi người thường nắm có lực vào vô-lăng hoặc trượt theo vô-lăng. Nếu có ai đó rơi vào trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ, đau tim hoặc mất ý thức, áp lực tay nắm lên vô-lăng sẽ giảm, đồng thời tay sẽ di chuyển ít hơn.

Thiết bị gồm có một lớp mỏng các cảm biến phát triển bởi Guttersberg Consulting đặt bên trong vô-lăng, ngay dưới lớp da hoặc nỉ. Có một dòng điện yếu chạy xuyên qua lớp cảm biến này.

Khi tài xế cầm và tác dụng lực khiến các lớp chạm nhau, tạo thành dòng mạch ngắn. Một bộ vi xử lý theo dõi cường độ, tần số và vị trí của những lực tác động, sử dụng dữ liệu này để thành lập bộ mẫu thói quen lái xe. Khi những tác động lực bỗng nhiên khác đi so với bình thường, hệ thống sẽ nhận biết và đánh thức tài xế.

Bên cạnh đó, hệ thống còn xây dựng để cung cấp 10 "hotspots" trên vô-lăng, nơi tài xế có thể chạm vào để kích hoạt các chức năng như giải trí hoặc kiểm soát giao tiếp.

Theo hãng phát triển, công nghệ sử dụng điện trở của họ ưu việt hơn những công nghệ sử dụng điện dung khác, bởi không chịu ảnh hưởng của các yếu tố như bụi, nước... Công nghệ vẫn hoạt động tốt ngay cả khi tài xế đeo găng tay.     

Ghế xe hơi chống buồn ngủ

Mới đây các nhà khoa học đang tạo ra một hệ thống cảnh báo khác. Với ý tưởng theo dõi nhịp tim của tài xế thông qua ghế ngồi có gắn cảm biến theo dõi điện tâm đồ (ECG). Công nghệ nền của hệ thống này sử dụng các mạch tích hợp điện thế (EPIC) để kiểm soát tình trạng cơ thể.

EPIC được thiết kế chủ yếu để đo nhịp tim, từ đó phát hiện liệu lái xe có đang trong tình trạng mệt mỏi hoặc ngủ gật hay không. Nếu những dữ liệu thu thập được của EPIC cho thấy lái xe đang dần mất đi sự tỉnh táo, nó sẽ tự động đưa ra cảnh báo “rung” lưng người điều khiển xe. Nếu cơ chế “lay” người này mà lái xe vẫn không có bất kỳ phản ứng nào với cảnh báo, chiếc xe sẽ tự động chuyển sang chế độ “cướp” quyền kiểm soát.

Hệ thống điều khiển hành trình chủ động và hệ thống hỗ trợ giữ làn đường được bật. Ngoài ra, EPIC cũng có thể đồng thời gửi dữ liệu thu thập thực tế đến một trung tâm điều khiển, nhằm có thể chuẩn bị sẵn những trợ giúp y tế kịp thời nhất. Trong trường hợp các cảm biến phát hiện lái xe không thể phục hồi kiểm soát, hay đang bị một cơn đau tim “thật”.

Trả lời phỏng vấn của báo giới, chuyên gia Tilak Dias của hãng nghiên cứu cho biết: “chúng tôi đã chứng minh được rằng nhịp tim có thể được đo bằng các bộ cảm biến điện dung gắn trên ghế của lái xe. Yêu cầu hiện nay là phải cải thiện được tính nhất quán và độ tin cậy của các dữ liệu trước khi đưa vào ứng dụng công nghệ này trong thực tế”. Dự kiến, nếu thành công, công nghệ này sẽ được thử nghiệm trước tiên trên các dòng xe tải và xe hơi cao cấp như BMW, Mercedes-Benz hay Audi.

Bị "đánh thức" vì tư duy chậm

Tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu đến từ Khoa Điện tử Viễn Thông, trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã chế tạo thiết bị chống ngủ gật cho lái xe với chi phí thấp phù hợp điều kiện nước ta.

Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, thiết bị có dạng hộp chữ nhật nhỏ gọn. Khi lắp đặt trên xe, thiết bị sẽ phát hiện điều kiện gây ngủ gật dựa vào các các yếu tố như thời điểm, quãng đường và thời gian lái xe liên tục. Sau đó, thiết bị sẽ xác định trạng thái, mức độ tỉnh táo của lái xe thông qua việc đo thời gian trả lời các câu hỏi trắc nghiệm do thiết bị đưa ra. Thời gian cần thiết để trả lời câu hỏi sẽ tỷ lệ nghịch với mức độ tỉnh táo của lái xe. Cuối cùng, thiết bị sẽ tạo ra tín hiệu cảnh báo chống ngủ gật, với các tín hiệu là ánh sáng chớp, âm thanh, dòng điện xung.

Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm khả năng đánh thức của thiết bị đối với các tình nguyện viên. Kết quả thử nghiệm từ các tình nguyện viên có tuổi từ 20 - 35 cho thấy, thời gian mà các tình nguyện viên trả lời đúng câu hỏi trong lúc tỉnh táo là 100%, mức độ sai số giảm dần với các mức thời gian sau buồn ngủ là 5 phút, 15 phút, 25 phút và 35 phút.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news