Tin mới

Những phong tục ý nghĩa trong dịp Tết nguyên đán

Thứ tư, 10/02/2016, 08:27 (GMT+7)

Tết nguyên đán là dịp để hướng về nguồn cội. Đó được coi là giá trị tâm linh, giá trị tinh thần sâu sắc của người Việt trở thành truyền thống tốt đẹp. 

Tết nguyên đán là dịp để hướng về nguồn cội. Đó được coi là giá trị tâm linh, giá trị tinh thần sâu sắc của người Việt trở thành truyền thống tốt đẹp. 

Tết nguyên đán là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, cũng là thời khắc thiêng liêng và cao quý đối với người Việt. 

Tết nguyên đán là thời điểm thiêng liêng của người Việt. Ảnh: Internet

Đưa ông Táo về chầu trời

Tục lệ đưa ông Táo về Trời vào 23 tháng Chạp hàng năm là một trong những tục lệ lâu đời của người Việt.  Qua phong tục này, tổ tiên người Việt muốn đề cao tình cảm và lý trí của mỗi gia đình Việt đối với công việc bếp núc: Nơi gìn giữ sinh mạng của con người. Sau khi tiễn đưa ông Táo về trời cũng là thời điểm các gia đình chuẩn bị dọn dẹp, lau chùi đồ đạc để chuẩn bị đón tết.

Dựng cây nêu ngày Tết

Cây nêu ngày tết được sử dụng trong ngày tết để đuổi ma quỷ theo quan niệm dân gian. Ảnh: Internet

Cây nêu là cay trẻ dài khoảng từ 2,5 đến 3 mét, trên ngọn có buộc nhiều thứ như túi nhỏ đựng trầu cau, ống sao...

Khi gió thổi chúng chạm vào nhau tạo ra tiếng kêu thú vị. Trong quan niệm của dân gian, việc gió thổi phát ra tiếng động là báo hiệu cho nhà có chủ, tránh ma quỷ đến quấy nhiễu.  

Tục Xông đất đầu năm

Tục xông đất đầu năm có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Ảnh: Internet

Tục xông đất ngày Tết với ngày đầu tiên trong một năm có ý nghĩa trong đời sống tâm linh của người Việt. Sự xông đất và Xuất hành là cử chỉ đầu tiên, những lời nói đầu năm là điều ai cũng cần chú ý.  

Nửa đêm giao thừa đánh dấu một năm đã qua, nhường cho năm mới tốt đẹp. Do đó, người được chọn để xông nhà là người đã được cân nhắc kỹ về nhân phẩm, chức phận, sự giàu sang cũng như tính tình, hạn vận.  Những người đến xông đất thường chỉ đến thăm, Chúc Tết chứ không ở lại lâu, cầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà được trôi chảy và thông suốt. 

Tục bày mâm ngũ quả

Truyền thống bày mâm ngũ quả để cúng ông bà, tổ tiên là truyền thống lâu đời của người Việt.  Mâm ngũ quả tượng trưng cho ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ ngụ ý đầy đủ, ấm no. Mâm ngũ quả nói lên ước vọng của gia đình sang năm mới luôn được hạnh phúc, no đủ. 

Lời chúc Tết

Lời chúc tết thể hiện truyền thống hiếu thảo, biết ơn của người với người. Ảnh: Internet

Tết nguyên đán cũng là thời gian để con người có thể sum vầy và bày tỏ sự thương yêu thâm thiết. Chúc tết ông bà, cha mẹ, thầy cô thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, lòng hiếu thảo và biết ơn. Đây là một trong những truyền thống đảm bảo sự tồn tại và phát triển của dân tộc. 

Minh Di (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news