Tin mới

Những "tờ lịch" thời cổ đại: Khi thời gian được đo trên những phiến đá từ hàng ngàn năm trước

Thứ bảy, 20/10/2018, 11:58 (GMT+7)

Thời tiền sử khi chưa có đồng hồ, loài người đã tìm đủ mọi cách để có thể đo được thời gian. Một trong những cách phổ biến là khắc các hình thù lên phiến đá để tạo ra "lịch".

Thời tiền sử khi chưa có đồng hồ, loài người đã tìm đủ mọi cách để có thể đo được thời gian. Một trong những cách phổ biến là khắc các hình thù lên phiến đá để tạo ra "lịch".

Những bức lịch hàng nghìn năm tuổi

Một ngày dài đằng đẵng đang trôi qua. Ánh nắng mặt trời đang tắt dần sau những đám mây ở xa, nhưng điều đó không làm Kenneth Zoll cảm thấy lo lắng. Đứng trước phiến đá khổng lồ với bức tranh khắc đồ sộ có niên đại cả nghìn năm tuổi, nhà khoa học của chúng ta hướng sự chú ý đến từng nét chạm khắc hình rắn, sói hoang lẫn nai rừng bao quanh vòng tròn đồng tâm

Ông dặn dò đoàn nghiên cứu hơn 100 thành viên phải cẩn thận và chú ý tới rãnh nứt ở phía trên đầu, nơi 2 tảng đá đang đè chặt với nhau.

Bằng sự tự hào, Zoll giang rộng đôi bàn tay của mình. "Đây", ông nói: "chính là cách mà người xưa đo thời gian".

Không rõ có phải có 1 sự tác động vô hình nào không mà dần dần từng lớp mây bỗng phân tán ra xa. Đến khoảng 2 giờ rưỡi chiều, một tia nắng rọi sáng xuống tảng đá, đổ bóng đen lên bức tranh điêu khắc tựa như thể đang quảng cáo cho 1 chiếc đồng hồ Thụy Sĩ được chế tác tinh xảo.

Trong vòng 6 phút kế tiếp, viền tảng đá đứng sừng sững một chỗ, chỉ chạm nhẽ vào khu vực 3 vòng tròn đồng tâm mà thôi.

Vậy là mùa xuân đã quay trở về thung lũng Verde tại Arizona.

Cùng thời điểm này, tức ngày 20/3, một sự kiện tương tự cũng xảy ra tại các điểm khảo cổ khác, từ khu vực Chichen Itza tại Mexico cho tới đền Mnajdra tại Malta. Vào ngày xuân phân, tất cả những điểm di tích cổ xưa đều được xếp thẳng hàng với mặt trời.

Mặc cho có ai đó quan sát được trực tiếp hay không, chúng vẫn một cách lặng lẽ đánh dấu thời điểm chuyển giao giữa mùa này sang mùa khác.

Những tờ lịch thời cổ đại: Khi thời gian được đo trên những phiến đá từ hàng ngàn năm trước - Ảnh 1.

Hình vẽ chạm khắc được dùng để đo thời gian tại Vườn quốc gia Coconino thuộc bang Arizona, Mỹ

Khi mặt trời bắt đầu ló rạng tại Vườn quốc gia Coconino gần thị trấn Sedona thuộc bang Arizona, Mỹ, đám đông du khách bỗng nên phấn khởi đầy thích thú. Susie Reed, một nhiếp ảnh gia bản địa, chia sẻ rằng cô cảm thấy việc nhìn thấy phiến đá đánh dấu ngày chuyển giao mùa khi mặt trời đi ngang qua đường xích đạo, là một điều hết sức có ý nghĩa.

Nhưng trước khi công cuộc khám phá này được tiến hành, người ta phải mất hàng trăm năm tìm tòi để có thể nhận ra được sự lý thú này.

Vào năm 2005, Zoll, lúc đó mới 57 tuổi, cùng với 1 tình nguyện viên đã phát hiện ra bức vẽ được chạm khắc hơn một nghìn hình thù khác nhau, trải đầy phiến đá lớn tại khu vực khảo cổ V Bar V thuộc rừng quốc gia. Ông lăn tăn, không biết đây có đúng là chiếc "đồng hồ đo thời gian" thời tiền sử hay không?

Những tờ lịch thời cổ đại: Khi thời gian được đo trên những phiến đá từ hàng ngàn năm trước - Ảnh 2.

Kenneth Zoll lưu giữ bảo quản cẩn thận các ghi chép về cách mặt trời đổ bóng xuống các hình thù chạm khắc trên đá tại khu vực nghiên cứu khảo cổ V Bar V

Những năm gần đây, giới học giả đã phát hiện ra rằng các nền văn minh thời xưa đều tổ chức những lễ hội nguyên thủy nhằm theo dõi các hoạt động thiên văn.

UNESCO cũng đã có động thái công nhận những địa điểm khảo sát thiên văn cổ đại như di sản thế giới, chẳng hạn như Vườn Quốc gia Lịch sử Văn hóa Chaco tại bang New Mexico, Mỹ hoặc khu vực Stonehenge nổi tiếng ở nước Anh.

Mặc dù những phiến đá tại V Bar V chưa đạt đến tầm cỡ nổi tiếng như những "đồng nghiệp" kể trên, Zoll vẫn cho rằng nó đang ẩn chứa một bí mật chưa được khám phá. Một chuyên gia về lĩnh vực lâm học khuyên ông nên dành khoảng 1 năm theo dõi hoạt động của khu vực này trước khi quay trở lại thông báo kết quả.

Không một chút sợ hãi, người từng là giám đốc hệ thống vi tính này bắt đầu quá trình theo dõi và ghi chép tỉ mỉ. "Cảm tưởng như tôi vừa từ bỏ công nghệ của thế kỷ 20 để trở về sử dụng lại công nghệ từ thế kỷ 11 vậy", ông nói. Và quả thật những gì chứng kiến được cũng khiến chính bản thân ông cảm thấy bất ngờ.

Lý giải khoa học cho lịch đo thời gian cổ xưa

Những tờ lịch thời cổ đại: Khi thời gian được đo trên những phiến đá từ hàng ngàn năm trước - Ảnh 3.

Zoll tin rằng tộc người Sunagua đã phát minh ra lịch đo thời gian để đánh dấu các lễ hội tín ngưỡng quan trọng cũng như để theo dõi vụ mùa sản xuất

Vào mỗi tháng, khi ánh mặt trời rọi chiếu lên những bức vẽ, Zoll cảm giác như những phiến đá ấy đang thì thầm vào tai mình. Đến ngày hạ chí, tức là ngày 21/6 hàng năm, bóng đen bao trùm lấy 1 nửa số bức họa được khắc trên đá. 6 tháng sau, vào ngày ngắn nhất trong năm, mặt trời lúc này lại nằm ở ngay phía trên kẽ nứt giữa 2 phiến đá.

Zoll cho rằng sự phát minh của lịch thời tiền sử là do tác động của nông nghiệp. Tộc người Sinagua, được nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đã sống và canh tác tại đây trong giai đoạn từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 15, chủ yếu trồng ngô, vải cotton, bí và đậu. Con cháu của họ, tộc người Hopi, lại sinh sống cách đây khoảng 150 dặm (tức gần 200 km).

Khi được có cơ hội trò chuyện trực tiếp với tộc người non trẻ này, Zoll phát hiện ra rằng những bức khắc họa tương trưng cho những nghi lễ tôn giáo và những nghi lễ này đặc biệt quan trọng với nông dân canh tác.

Vào ngày 21/4, thường được gắn với lễ gieo cấy đầu tiên, ảnh nắng đổ bóng lên phần hình vẽ khắc họa lớp vỏ ngoài của bắp ngô. Một trong những phát hiện quan trọng nhất diễn ra vào ngày 8/7, cũng là ngày kết thúc chu kỳ thiền định và cầu nguyện của người Hopi kéo dài 16 ngày.

Vào ngày hôm đó, mặt trời chiếu rọi toàn bộ phần viền bên ngoài của hình vẽ một hình nhân đang nhảy múa, theo cách không thể nào hoàn hảo hơn.

Những tờ lịch thời cổ đại: Khi thời gian được đo trên những phiến đá từ hàng ngàn năm trước - Ảnh 4.

Khoảng hơn 1.000 hình vẽ được chạm khắc trên đá này được cho là biểu tượng của một loại lịch đo thời gian thời tiền sử

Floyd Lomakuyvaya, một bô lão năm nay đã 65 tuổi trong bộ tộc người Hopi, nói rằng một vài hình vẽ chạm khắc đó là những biểu tượng quen thuộc trong văn hóa tín ngưỡng của bộ lạc:

"Tôi cảm thấy rất tự hào khi đó là di sản mà cha ông để lại. Mỗi tháng chúng tôi lại có những lễ hội khác nhau, và mỗi lần mỗi khác. Đó chính là lịch thời gian biểu trong năm và chúng có tác dụng dẫn đường chỉ lối cho chúng tôi".

Và đến ngày xuân phân năm nay, toàn bộ bộ tộc người Hopi đều tập trung đông đủ phía dưới phiến đá.

Họ mang theo cả những thanh thiếu niên mới lớn, nhằm giúp chúng hiểu được di sản của thế hệ cha ông.

Không chỉ có ở đây mà Zoll cũng đã đến với hàng chục địa điểm khảo cổ khác trong thung lũng Verde nằm giữa Arizona, phần nhiều đều có dấu hiệu cho thấy sự hiện diện của lịch đo thời gian.

Riêng tại Phoenix cũng đã phát hiện được thêm 30 điểm tương tự. Phần lớn đều có hình thù chạm khắc với vòng tròn đồng tâm ở giữa, thường nằm thẳng hàng nhau vào 1 giai đoạn trong năm.

"Chúng tôi đã từng luôn băn khoăn rằng vì sao mà lần nào cũng nhìn thấy những hình vẽ giống hệt nhau đến thế", ông nói. Một trong những giả thuyết mà Zoll đề cập đó là có thể chính những người ngoại lai đã tìm đến vùng đất này, chỉ dạy cho người bản địa cách để tạo nên 1 loại lịch riêng cho bộ tộc họ.

Điều này có cơ sở là bởi mới đây người ta đã phát hiện ra 1 ngôi mộ ở phía bắc Arizona. Người đàn ông được tìm thấy nhiều khả năng đến từ địa phương khác, bởi kích cỡ cơ thể người đó to hơn khá nhiều so với kích cỡ trung bình của người bản xứ. Trên cơ thể người này còn có 1 chiếc mề đay được khắc các vòng tròn đồng tâm.

Những tờ lịch thời cổ đại: Khi thời gian được đo trên những phiến đá từ hàng ngàn năm trước - Ảnh 6.

Không chỉ có ở đây mà Zoll cũng đã đến với hàng chục địa điểm khảo cổ khác trong thung lũng Verde nằm giữa Arizona, phần nhiều đều có dấu hiệu cho thấy sự hiện diện của lịch đo thời gian

Nhiều nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tại các điểm khảo cổ khác đã từng có sự xuất hiện của những người được mệnh danh là người trông coi mặt trời – họ có nhiệm vụ quan sát thời gian mặt trời mọc và lặn trong ngày. Đây là một chức sắc rất được coi trọng và vẫn còn tồn tại trong tộc người Hopi ngày nay, và được đảm nhiệm bởi các thành viên trong bộ tộc Nước.

Lẽ dĩ nhiên là loài rùa, biểu tượng của bộ tộc Nước, cũng được khắc lên phiến đá tại khu vực V Bar V. Mỗi phút giây buổi chiều trôi qua, bóng đen lại bủa vây dần lên bề mặt phiến đá, trước khi chầm chậm biến mất.

Zoll không cảm thấy ngạc nhiên khi mà bầu trời bỗng trở nên quang mây đúng lúc màn trình diễn của ánh sáng bắt đầu. Điều tương tự đã xảy ra khi ông nghiên cứu về hiện tượng này vào ngày hạ chí. Cả ngày trời bầu trời đều tối xám xịt, và đột nhiên đúng lúc cần nhất thì mặt trời lại ló rạng, vừa kịp để ông có thể ghi chép lại về hoạt động của bóng đen.

Vài phút sau đó thôi, đám mây lại quay ngược trở lại. Khi kể lại phát hiện thú vị này cho một người Hopi khác nghe, anh ta chỉ nhận xét rằng: "Có lẽ Đấng tối cao muốn ông được chứng kiến cảnh tượng ấy".

Những tờ lịch thời cổ đại: Khi thời gian được đo trên những phiến đá từ hàng ngàn năm trước - Ảnh 7.

Theo một nhân viên kiểm lâm vườn quốc gia có tên Terrilyn Green, dấu hiệu di cư của loài chim ưng đen địa phương cũng là một cách để đo thời gian

Kiểm lâm viên Terrilyn Green, người đảm nhiệm việc theo dõi ngày xuân phân, chia sẻ rằng cô cảm thấy hài lòng khi biết rằng việc các bức chạm khắc nghệ thuật trên đá dần trở nên nổi tiếng hơn.

Tuy vậy cô cũng nhấn mạnh rằng có nhiều cách khác nhau để người xưa theo dõi được dòng chảy của thời gian. Hàng năm, loài chim ưng đen đều trở về thung lũng Verde sau khi hết mùa di cư vào cuối tháng 3. "Điều đó thật kỳ diệu. Nó như một hồi chuông thông báo rằng mùa xuân đã tới gõ cửa rồi".

Và trong buổi sáng hôm ấy, cô lại được nghe tiếng loài chim này kêu vang trời lần đầu tiên trong năm mới, chính xác hệt như cách đồng hồ vận hành vậy.

KIENZERATUL SPIDERUM (Nguồn: BBC)

Theo Helino/Trí thức trẻ

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news