Tin mới

Những trực thăng chiến đấu "khủng" nhất thế giới

Thứ hai, 02/02/2015, 15:18 (GMT+7)

Máy bay trực thăng là phương tiện hiệu quả nhất được sử dụng cho hậu cần, chiến tranh và mục đích cứu hộ. Xuất hiện lần đầu tiên trong chiến tranh thế giới thứ II, các trực thăng ngày càng được nâng cấp hiện đại hơn.

 

 

Máy bay trực thăng là phương tiện hiệu quả nhất được sử dụng cho hậu cần, chiến tranh và mục đích cứu hộ. Xuất hiện lần đầu tiên trong chiến tranh thế giới thứ II, các trực thăng ngày càng được nâng cấp hiện đại hơn.

1. AH-64 Apache

AH-64 Apache là trực thăng chiến đấu do hãng Boeing sản xuất. AH-64 được trang bị hai chỗ ngồi, hai động cơ tua bin, một pháo M230 cùng tên lửa và rocket ở cánh phụ. H-64 có chiều dài 17,73 m, sải cánh 5,227 m, vận tốc tối đa lên tới 297 km/giờ.

Vũ khí quân sự và các cảm biến đã được nâng cấp rất nhiều trên AH-64 Apache.

Chiếc trực thăng này được trang bị với những thiết bị điện tử hàng không tối tân như Hệ thống Thu nhận Mục tiêu, Hệ thống Nhìn đêm của Phi công (TADS/PNVS), Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS).  Hiện nay, AH-64 còn vừa được nhận đợt cập nhật, giúp các màn hình theo dõi có đầy đủ màu sắc, cho hình ảnh chất lượng cao. Vũ khí chính của Apache là tên lửa dẫn đường Hellfire.

2. Valor

Máy bay trực thăng phản lưc chiến đấu Valor có vận tốc, tầm hoạt động gấp đôi các máy bay trực thăng thông thường, cụ thể V-280 Valor đạt tốc độ tối đa khoảng 322 dặm một giờ (518.2km/h), phạm vi chiến đấu cũng lên tới 1 481.6km.

Valor có khả năng cất cánh theo phương thẳng đứng, điều này làm cho trực thăng Valor có tính linh hoạt chưa từng có để tự triển khai và thực hiện vô số nhiệm vụ vốn không thể thực hiện với các máy bay thông thường. Các mẫu máy bay trực thăng Valor có thể mang theo một phi hành đoàn gồm 4 người và 14 quân, tải trọng tối đa khoảng 5 tấn.

3. Raider

Raider là mẫu trực thăng chiến đấu có tốc độ bay lên tới 253 dặm một giờ (407.164km/h) - gấp đôi tốc độ của một chiếc trực thăng thông thường. Máy bay trực thăng thế hệ mới này sử dụng công nghệ của chiếc trực thăng nhanh nhất thế giới X2 Sikorsy. Loại máy bay trực thăng chiến đấu này được thiết kế để tăng cường hoạt động chiến đấu, tăng khả năng cơ động, độ bền và khả năng hoạt động ở độ cao lớn.

Raider có khả năng mang một loạt các vũ khí như tên lửa Hellfire tên lửa 2,75-inch, cũng như 1 khẩu súng máy 50 cỡ nòng 7,62 mm. Ngoài ra buồng lái còn có 6 chỗ ngồi, bên cạnh đó là khoang chứa nhiên liệu phụ và đạn dược. Raider có thể thực hiện nhiệm vụ trong gần ba giờ liên tục trên một phạm vi hơn 373 dặm mà không cần tiếp nhiên liệu. Khả năng hoạt động ở độ cao lớn đến 3km của Raider cũng khá tốt.

Máy bay trực thăng chiến đấu Raider đã được phát triển từ năm 2010, hiện nay mẫu trực thăng này vẫn đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của quân đội Mỹ, Không quân, Hải quân, Thủy quân lục chiến, và hoạt động của Lực lượng đặc biệt.

4.  Z – 10


Máy bay trực thăng tấn công của quân đội Trung Quốc bắt đầu hoạt động giai đoạn 2008 - 2009. Có cấu hình máy bay chiến đấu tiêu chuẩn với một thân máy bay hẹp, song song buồng lái, xạ thủ ngồi ở phía trước và phi công là ở phía sau. Vũ khí của Z - 10 có thể bao gồm pháo 30 mm, tên lửa chống tăng có điều khiển (HJ - 9 tương đương với TOW - 2A), mới được phát triển tên lửa chống tăng HJ - 10 (tương đương với AGM - 114 Hellfire) và tên lửa không-đối-không TY- 90. Nó cũng có thể mang rocket tấn công các mục tiêu trên mặt đất.

5. MI - 24


Hind là một máy bay trực thăng chiến đấu lớn, đồng thời là máy bay trực thăng vận chuyển binh lính. Đây là máy bay trực thăng đầu tiên đi vào phục vụ trong không quân Nga như là một máy bay chiến đấu và vận chuyển quân. Mi - 24 giống với máy bay AH - 64 Apache Mỹ, nhưng hơn hẳn máy bay trực thăng tấn công này, nó có khả năng vận chuyển lên đến tám quân sỹ.

6. AH - 2

Rooivalk là một máy bay trực thăng tấn công được sản xuất bởi Denel của Nam Phi. Các lực lượng không quân Nam Phi hoạt động với 12 máy bay trực thăng Denel AH- 2 Rooivalk. Rooivalk được dựa trên một mức độ kỹ thuật đảo ngược của Aerospatiale Puma, sử dụng các công cụ tương tự và cánh quạt chính. Máy bay được trang bị các loại vũ khí như pháo, tên lửa không - đối - không, không - đối - khí.

7. A-129/T-129 (Italy/Thổ Nhĩ Kỳ)

Agusta A129 Mangusta là một máy bay trực thăng tấn công được thiết kế và sản xuất bởi Agusta ở Italia. Đây là máy bay trực thăng tấn công đầu tiên được thiết kế và sản xuất hoàn toàn ở Tây Âu.

Các máy bay TAI/AgustaWestland T- 129 Atak là một phiên bản của A129, phát triển hoàn thiện tại Thổ Nhĩ Kỳ, với AgustaWestland là đối tác chính. Được trang bị giá treo vũ khí, ngoài ra có tên lửa chống tăng có điều khiển M65 và tên lửa chống tăng Hellfire.

8. AH - 1Z

Viper là máy bay trực thăng Hoa Kỳ có khả năng tác chiến linh hoạt, hai động cơ dựa trên AH-1W SuperCobra, được phát triển cho Hải quân Hoa Kỳ. AH - 1Z có bốn lưỡi, tích hợp hệ thống cánh quạt chính, nâng cấp hệ thống định vị mục tiêu. AH - 1Z là một phần của chương trình nâng cấp H-1.

9. Eurocopter Tiger

Đây là một máy bay trực thăng tấn công được sản xuất bởi Eurocopter. Ở Đức nó được gọi là Tiger; ở Pháp và Tây Ban Nha nó được gọi là Tigre. Tiger được trang bị hai động cơ turboshaft MTU Turbomeca Rolls - Royce MTR390. Có khả năng thực hiện một loạt các nhiệm vụ chiến đấu trong điều kiện mọi thời tiết.

10. MI - 28H Havoc (NATO gọi là “Havoc”)


Đây là máy bay trực thăng chống xe bọc thép Nga. Có khả năng chiến đấu trong mọi thời tiết, ngày đêm. Nó là một máy bay trực thăng tấn công chuyên dụng, không có khả năng vận chuyển, có khả năng chống tăng tốt hơn Mil Mi-24. Nó mang một khẩu súng duy nhất trong một đặt dưới bệ pháo, các vũ khí treo ngoài được gắn trên các mấu cứng dưới cánh phụ.

11. Kamov KA - 50/KA-52

“Cá mập đen” Kamov Ka -50 là máy bay trực thăng tấn công của Nga với hệ thống cánh quạt đồng trục đặc biệt của phòng thiết kế Kamov. Nó được thiết kế trong những năm 1980 và sử dụng trong quân đội Nga vào năm 1995. Ka - 50 được thiết kế nhỏ gọn, nhanh nhẹn để cải thiện khả năng sống sót và gây chết, được điều hành bởi một phi công chỉ duy nhất. Ka-50 có thể mang 24 tên lửa Vikhr, 80 quả rocket. Các máy bay cũng có thể mang tên lửa không-đối-không AA-11/R-73 Archer.

T.P (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news