Tin mới

Nữ sinh tự tử vì tình: Báo động tình trạng thiếu kỹ năng sống

Thứ ba, 16/06/2015, 21:23 (GMT+7)

Nói về vụ nữ sinh tự tử vì tình, bên cạnh những lời chia buồn thương tiếc, không ít người trách cô gái suy nghĩ nông cạn, hành động dại dột. Song điều rõ ràng nhất là hành động tự thử thể hiện sự không biết quý trọng bản thân mình.

Nói về vụ nữ sinh treo cổ tự tử với nghi vấn do trục trặc trong chuyện tình cảm, bên cạnh những lời chia buồn thương tiếc, không ít người trách cô gái suy nghĩ nông cạn, hành động dại dột. Song điều rõ ràng nhất là hành động tự thử thể hiện sự không biết quý trọng bản thân mình. 

Theo các nhà nghiên cứu, trong mỗi tình huống nguy hiểm đều có những nguyên tắc chỉ đạo hành động. Ví như, khi đi lạc trong rừng rậm, nếu không có la bàn hay phương pháp khác để xác định phương hướng, cách ra khỏi rừng là theo một dòng suối nhỏ ra sông nhỏ, theo sông nhỏ ra sông lớn, cuối cùng ra tới biển để thoát khỏi rừng. Trong bóng tối của một công trình kiến trúc, cách tốt nhất để thoát ra là không cuống cuồng chạy tới chạy lui mà chạy thẳng một hướng để đụng tường, sau đó men theo tường sẽ thấy cửa. Hay khi đang ở lưng chừng núi mà có lũ, nguyên tắc cao nhất để tránh là tuyệt không được chạy xuống dưới, bởi càng ở dưới lũ càng mạnh, lại cuốn theo nhiều đất đá; chỉ có tiến lên đỉnh núi mới giảm được nguy cơ lũ cuốn. 

Nữ sinh tự tử vì tình do thiếu kỹ năng sống?

Nữ sinh tự tử vì tình do thiếu Kỹ năng sống

Thế nhưng thực tế, trong những tình huống bất ngờ, nhiều người, nhất là các bạn trẻ hầu như không xác định được nguyên tắc. Họ thường bị rối, thậm chí tê liệt phản ứng dẫn đến những hành động tạo sự nguy hiểm cho chính bản thân mình. 

Điển hình là một loạt những vụ học sinh, sinh viên tự tử vì những lý do như thất tình, điểm kém, buồn chán chuyện gia đình, có trường hợp chỉ vì bị bạn nói xấu. Với người ngoài cuộc, đấy là những lý do nhỏ nhặt, lãng xẹt nhưng với họ nó lại vô cùng nghiêm trọng và cho rằng chỉ có cái chết mới giải thoát được sự bế tắc. 

Mới đây nhất là vụ nữ sinh một trường cao đẳng nghề ở Hưng Yên treo cổ tự tử ở hành lang trường học được cho rằng xuất phát từ nguyên nhân mâu thuẫn với bạn trai.

[mecloud]YNdF1dTZve[/mecloud]

Video vụ nữ sinh treo cổ tự tử qua lời kể của bảo vệ

Sự ra đi của nữ sinh này khiến bạn bè, thầy cô bàng hoàng và người đau xót nhất là bố mẹ cô gái. Còn dư luận? Bên cạnh những lời chia buồn thương tiếc, không ít người trách cô gái dại dột, nông cạn, thậm chí là bất hiếu với bố mẹ. Song điều rõ ràng nhất là hành động tự thử thể hiện sự không biết quý trọng bản thân mình. 

Hay một số trường hợp khi thấy bạn bị Đuối nước, một số người đã phản ứng một cách cảm tính lao ùm xuống sông trong khi chính bản thân mình cũng không đủ sức khống chế dòng nước dữ. Hành động cứu người là đáng trân trọng, tôn vinh nhưng nếu đó chỉ là phản ứng vô nguyên tắc thì ắt sẽ rơi vào tình trạng “lợi bất cập hại”, không những không cứu được người mà còn nguy hiểm đến tính mạng của chính bản thân mình. 

Không chỉ giới trẻ, mà ngay cả một số người trưởng thành đôi khi cũng có những hành động bột phát, thiếu cân nhắc, tính toán. Chẳng hạn, trong một đoạn clip ghi lại cảnh cơn giông lớn dị thường ở Hà Nội chiều ngày 13/6 vừa qua cho thấy hình ảnh một số người vẫn cố đi dù gió đánh cho nghiêng ngả. Điều này cũng thể hiện sự thiếu kiến thức, kém cỏi trong ứng xử tình huống bất thường. Thế nhưng, đáng nói hơn là hình ảnh hai người đàn ông đang đứng ở sảnh tòa nhà bên đường đã lao ra ngoài để gọi những người này dừng lại. Hành động đó rất cảm kích nhưng liệu rằng nó đem lại hiệu quả? Vô số tình huống có thể xảy ra: người này chưa kịp cất tiếng gọi đã bị gió đánh ngã?; những người kia không thể nghe được tiếng gọi của họ giữa tiếng gầm thét của mưa gió; Và dù có nghe được thì liệu những người đó có làm theo lời họ? Điều quan trọng hơn, khi họ đánh giá hành động cố đi của những người kia là liều lĩnh nhưng lại không thấy được hành động của chính bản thân mình lúc này rằng: nó có thể không giúp được người khác mà lại chuốc nguy hiểm cho chính bản thân mình. 

Phải chăng những trường hợp nêu trên đều thể hiện việc thiếu được trang bị kỹ năng sống. Vậy trách nhiệm thuộc về ai? 

Hiện nay, hệ thống nhà trường chủ yếu chú trọng cung cấp các kiến thức cơ bản cho người học và phần nào còn lơ là việc trang bị kỹ năng sống, kỹ năng tự lập, kỹ năng phòng vệ cho người trẻ….Còn gia đình? Không ít người có quan điểm “dao sắc không gọt được chuôi” và rồi ỉ nại vào nhà trường, thầy cô. Thế nhưng, cũng không thể đổ hết trách nhiệm cho người khác, bởi mỗi người ở tuổi mới lớn hay trưởng thành cũng phải có ý thức tự trang bị kiến thức, kỹ năng cho mình. Và điều quan trọng hơn là mỗi người phải luôn biết quý trọng bản thân mình.

Minh Minh

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news