“Không biết mọi người nghĩ thế nào, với cá nhân mình việc tìm một việc làm để nuôi sống bản thân tại Hà Nội là không khó. Hơn nữa, bạn Ninh đã là một cử nhân đại học, kiến thức và kinh nghiệm đã đủ đầy để đương đầu với những chông gai. Đây không phải là một hành động của những người cầu tiến” – Hùng Sơn, sinh viên trường Đại học Tài chính cho hay.[mecloud]IcgxkidRZb[/mecloud]
Tin tức báo Đời sống & Pháp luật đã đăng tải, sáng nay 17/8, người dân đi qua khu vực đường Cầu Giấy (đoạn ngã tư giao đường Láng– Hà Nôị) không khỏi bất ngờ trước hành động của một nam thanh niên tên Phùng Đức Ninh (Sinh năm 1990, quê Lương Tài, Bắc Ninh), cử nhân trường đại học Điện lực.
Ninh cho biết mình quá bế tắc với cuộc sống trước mắt. |
Nam thanh niên này đứng giữa ngã tư trên tay cầm miếng giấy khổ lớn ghi dòng chữ: “Tôi vừa tốt nghiệp, tôi đã là Bố. Tôi cần một công việc để mua sữa cho con. Bạn cần tuyển tôi”. Tấm bảng xin việc của nam sinh trên không quên ghi thêm địa chỉ gmail liên hệ: [email protected].
Liên quan tới vấn đề này, có nhiều ý kiến trái chiều của các bạn sinh viên, cử nhân mới ra trường, học sinh đánh giá về việc hành động của Ninh.
Mộc Miên – sinh viên trường Cao đẳng truyền hình cho nhận định: “Bản thân mình từng có quãng thời gian vô cùng bế tắc sau khi ra trường, tuy nhiên thay bằng cách hành động như anh Ninh, tôi đã quyết định nộp hồ sơ xin vào nhiều đơn vị. Sẵn sàng làm trái ngành, trái với nghề theo học để giải quyết vấn đề cơm áo gao tiền trước mắt”.
Cá nhân Hải Đăng (sinh năm 1992, quê Ninh Bình) cũng không ủng hộ hành động Phùng Hải Ninh vì anh cho rằng: “Tình trạng thất nghiệp hiện nay là vấn đề chung chứ không của riêng ai cả. Thiết nghĩ, với những người có năng lực thật sự, không vì lý do gì lại phải lo lắng vì không thể xin việc. Hơn nữa, anh Ninh mới tốt nghiệp Đại học được vài ngày, tại sao chưa gì anh ấy đã kêu khổ kêu sở như vậy”.
Đồng quan điểm trên, bạn Đỗ Ngọc Văn (sinh năm 1991), cử nhân tốt nghiệp trường Đại học Kiến trúc cho hay: “Mình là sinh viên mới tốt nghiệp ngành cơ sở hạ tầng trường Đại học Kiến trúc. Như anh Ninh, mình cũng đang là người thất nghiệp. Tuy nhiên, không vì lý do này mà mình lại cầm biển đứng ra giữa đường để xin việc. Vẫn còn nhiều cách để giải quyết vấn đề này. Trên mạng, những trang web xin việc đều có rất nhiều cơ hội cho các bạn trẻ. Chưa kể những trung tâm môi giới việc làm, tại sao anh Ninh không thử tìm kiếm cơ hội trên đó mà lại cầm biển xin việc như vậy”.
"Tôi cần một công việc để mua sữa cho con." |
“Không biết mọi người nghĩ thế nào, với cá nhân mình việc tìm một việc làm để nuôi sống bản thân tại Hà Nội là không khó. Hơn nữa, bạn Ninh đã là một cử nhân đại học, kiến thức và kinh nghiệm đã đủ đầy để đương đầu với những chông gai. Đây không phải là một hành động của những người cầu tiến.” - Hùng Sơn, sinh viên trường Đại học Tài chính cho hay.
Bên cạnh những ý kiến không đồng ý, nhiều bạn trẻ tỏ ra đồng cảm với ông bố trẻ.“Chắc chắn anh ấy phải rất bế tắc nên mới có hành động xin việc giữa đường như vậy. Hãy xem hoàn cảnh anh ấy, là bố trẻ con, bản thân lại đang thất nghiệp. Con đói, không có tiền mua sữa cho con, cha mẹ nào là không xót xa. Anh ấy hành động như vậy là hoàn toàn dễ hiểu, tất cả chỉ vì con cái thôi mà ” – bạn Hoàng Linh, học sinh trường THPT trên địa bàn Hà Nội cho hay.
Giải thích về hành động cầm tấm biển đứng giữa ngã tư xin việc, Ninh cho hay: “Mình chưa có việc làm, mình cần có tiền để mua sữa cho con. Vợ mình vừa mới sinh nên không thể làm gì được, cha mẹ thì đều già yếu chỉ giúp đỡ được phần nào. Bản thân mình đang cảm thấy vô cùng bế tắc, không có hướng đi cho tương lai nên quyết định làm tấm biển xin việc mong doanh nghiệp nào đó cho mình một cơ hội”.
“Nhiều bạn bè của mình tốt nghiệp từ các trường đại học có uy tín nhưng đều phải vật lộn tìm việc để trang trải cuộc sống. Ai cũng được khuyến khích rằng hãy kiếm tấm bằng đại học loại giỏi đi, mọi thứ sẽ ổn. Nhưng thực tế thì không hề như thế.
Các bạn mình nhiều người đã phải làm công nhân để duy trì cuộc sống, bản thân mình cũng đã từng có ý nghĩ này. Nếu lâm vào bước đường cùng, có lẽ mình cũng phải chọn con đường làm công nhân để giải quyết gánh nặng gia đình, bỏ lỡ bao nhiêu năm đèn sách,” - Ninh ngậm ngùi chia sẻ.
Theo Xuân Tùng/Đời sống & Pháp luật