Một miệng hố tử thần khổng lồ có đường kính lên tới hàng chục mét được phát hiện không lâu thì mới đây, một cư dân địa phương tại Yamal, Siberia đã phát hiện một hố tử thần ở khu vực Antipayuta khoảng 80km". Đây là hố tử thần thứ 2 được phát hiện tại đây.
Quan chức địa phương là Mikhail Lapsui nói với hãng tin Interfax-Ural rằng một số người chăn tuần lộc ở vùng Yamal (Yamal có nghĩa nơi tận cùng của thế giới theo thổ ngữ địa phương) đã tìm thấy miệng hố thứ 2 nằm cách làng Antipayuta khoảng 80km.
Miệng hố tử thần có đường kính rộng đến hàng chục mét
"Có thể nhìn thấy tuyết trong miệng hố" - ông Lapsui nói. Hiện chưa có bức ảnh nào về miệng hố thứ 2 được công bố ra ngoài.
Các nhà khoa học đã ghé thăm miệng hố đầu tiên và dù chưa đưa ra một giải thích khoa học nào, họ khẳng định "chẳng có gì bí ẩn" về miệng hố này. "Đây chỉ là hiện tượng tự nhiên, liên quan tới sự thay đổi nhiệt độ và áp suất trong lòng Trái đất" - nhà nghiên cứu Andrey Plekhanov nói với tờ Siberian Times vào tuần trước.
Các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải được vì sao lại có sự xuất hiện của hố khổng lồ này
Khu vực kể trên đặc biệt nhiều khí đốt tự nhiên và giả thuyết hàng đầu hiện nay là một túi khí, kết hợp với nước, muối và nhiệt độ tăng cao đã tạo ra một vụ nổ lớn, hình thành miệng hố.
Trước đó, một miệng hố khổng lồ với đường kính lên tới 130m ở bán đảo Yamal thuộc vùng Siberia hoang vắng của Nga đã thu hút sự chú ý đặc biệt của truyền thông quốc tế cũng như các nhà khoa học, bởi chưa có ai lý giải được sự xuất hiện của nó bởi Yamal trong tiếng Nga có nghĩa là "nơi tận cùng thế giới."
Theo tờ Siberian Times, nhà chức trách đã cử một nhóm chuyên gia khoa học tới điều tra về "hố tử thần" khổng lồ này.
Cận cảnh hố khổng lồ bí ẩn
Theo một số chuyên gia, nguyên nhân gây ra "hố tử thần" nhiều khả năng là do hiện tượng ấm lên toàn cầu đã phát thải hỗn hợp nước, khí và muối dưới bề mặt đất, dẫn tới hiệu ứng như nổ nút chai rượu.
Thoa Nguyễn
Theo smb.com/Nguoiduatin
Xem video: Hướng dẫn làm món tàu hũ ky cuộn mực chiên giòn