Tin mới

Phát hiện tượng thần VIS NU từ thế kỷ thứ 9 tại Đồng Tháp

Thứ năm, 16/10/2014, 09:29 (GMT+7)

Trong lúc đào đất trong vườn, ông Múa đã phát hiện bức tượng đá nặng 23,1kg, cao 83cm. Theo nhận định của Bảo tàng Đồng Tháp, hiện vật này là tượng thần VIS NU- thần bảo tồn, một trong ba vị thần tối cao của Bà La Môn giáo.

Trong lúc đào đất trong vườn, ông Múa đã phát hiện bức tượng đá nặng 23,1kg, cao 83cm. Theo nhận định của Bảo tàng Đồng Tháp, hiện vật này là tượng thần VIS NU- thần bảo tồn, một trong ba vị thần tối cao của Bà La Môn giáo.

Theo tin tức Báo Đồng Tháp, ngày 15/10, Bảo tàng tỉnh Đồng Tháp cùng đại diện Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch vừa tiếp nhận tượng thần VIS NU do ông Lê Văn Múa (SN1966, ngụ dấp Công Tạo, xã Bình Phú, huyện Tân Hồng) bàn giao.

Ngày 12/10/2014, ông Múa đào đất phía sau nhà để trồng chuối thì phát hiện một pho tượng bằng đá nặng 23,1kg, chiều cao 83cm, chiều ngang 260cm. Thấy đây là tượng lạ, ông Múa đã lên Công an xã Bình Phú trình báo.

Tượng thần VIS Nu được ông Múa phát hiện trong vườn nhà

Nhận được tin báo, lãnh đạo Bảo tàng Đồng Tháp, đại diện Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch tỉnh kết hợp với Phòng Văn hóa và thông tin huyện Tân Hồng đã đến nhà ông Múa để tiếp nhận tượng đá.

Theo nhận định ban đầu của lãnh đạo Bảo tàng Đồng Tháp, hiện vật mà ông Múa phát hiện là tượng thần VIS NU, đã xuất hiện từ khoảng thế kỷ 9 đến thế kỷ 10 sau Công nguyên.

Hiện Bảo tàng tỉnh Đồng Tháp đang hoàn chỉnh các thủ tục đề nghị UBND tỉnh tặng Bằng khen cho ông Lê Văn Múa vì đã tự nguyện bàn giao pho tượng cho Nhà nước quản lý theo quy định.

Được biết, hiện nay tại Bảo tàng tỉnh Đồng Tháp cũng đang lưu giữ một bức tượng của thần VIS-NU. Bức tượng màu xám trắng, tạc ở tư thế đứng trên bệ hình chữ Nhật, phần dưới bệ tạc liền khối với chốt cắm tiết diện hình tam giác. Tượng có dáng cân đối, ngực nở, eo thắt hơi ưỡn về phía trước. Đầu đội mũ hình trụ. Gương mặt Tượng vuông, hai chân mày giao nhau, mắt mở to và nhìn thẳng, môi mỏng, miệng hơi mỉm cười, hai dái tai dài xuống tận vai.

Tượng có 4 tay và hai vai, hai tay sau phía trên hướng lên trời, tay phải cầm bánh xe, tay trái cầm hình tượng ốc, tù và, hai tay trước phía dưới hạ thấp xuống ngang hông, lòng bàn tay phải để ngửa, ngón tay uốn cong cầm hoa sen tỳ trên trụ tiết diện vuông, nối thẳng xuống lòng bàn chân phải, tay trái đặt trên cây trùy, nối thẳng xuống bên cạnh bàn chân trái, lòng bàn tay đặt úp, nắm vào đầu trụ. Cánh tay trái bị gãy mất toàn bộ.

Đây là bức tượng được phát hiện trong hố khai quật Gò Tháp Mười, tư thế nằm ở vị trí hành lang bên phải Tháp thờ Thần Visnu trong đợt khai quật di tích kiến trúc Gò Tháp Mười ngày 15/7/1998.

  Theo truyền thuyết, vỏ ốc trên tay thần là tượng trưng cho các động lực bí ẩn thúc đẩy sự chuyển động sinh sôi nảy nở của cuộc sống muôn loài. Cái dĩa tròn như mặt trời tượng trưng cho nguồn sáng vi diệu của trí tuệ. Cây cung tượng trưng cho ảo vọng và tất cả những gì phù du đã, đang và sẽ lao đi mất hút theo một mũi tên vô hình do thần Thời gian vót nhọn. Cây chùy tượng trưng cho sức mạnh của sự hiểu biết nguyên sơ, nguyên tính, có quyền năng dẹp sạch những kiến giải phàm phu vụn vặt và đánh vỡ những bến bờ mộng mị mọc lên giữa hai dòng chảy của hư vô.  Thần VIS Nu là hiện thân của sự từ bi, là một trong ba vị thần tối linh trong Ấn Độ Giáo, Thần VIS -Nu được xem như cây cột vũ trụ chống đỡ bầu trời.
   

Theo H.Nguyen/Nguoiduatin

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news