"Lực lượng công nhân gom rác rất đông, họ nhặt cả những túi nilong nên không thể có chuyện một ống sắt to như thế (nếu có) lại không ai nhặt. Không có chuyện những người nhặt rác bỏ ống sắt lớn được. Tôi hơi nghi ngờ", ông Tấn nói.
"Tôi hơi nghi ngờ"
Ngày 8/4, trả lời trên báo Chất lượng Việt Nam, ông Vương Hữu Tấn, Cục trưởng Cục Cục An toàn và bức xạ hạt nhân (Bộ KH&CN) cho biết, Đoàn công tác của Bộ Khoa học - Công nghệ cùng Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đến bãi chôn lấp chất thải rác công nghiệp Kbec Vina (xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành) để tìm hiểu thông tin từ công nhân Trần Văn Toàn - người báo tin từng vứt vật thể giống thiết bị phóng xạ mà cơ quan chức năng đang tìm kiếm xuống bãi rác này.
Từ thông tin của người dân, Cục Cục An toàn và bức xạ hạt nhân kết hợp cùng lực lượng Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đến bãi chôn lấp chất thải rác công nghiệp để tìm hiểu và dò tìm vào ngày hôm qua (7/4). Tuy nhiên, do bãi rác đã bị lấp đầy đến 10m nên không thể tìm được vật thể lạ nghi phóng xạ.
Cục trưởng Cục An toàn và bức xạ hạt nhân Vương Hữu Tấn (bìa trái) trao đổi với anh Trần Văn Toàn (bìa phải) tại bãi chôn rác Tóc Tiên. Ảnh: Tuổi trẻ
Mặt khác, ông Vương Hữu Tấn tỏ ra không mấy hy vọng, vị trí này có thể là nơi thiết bị phóng xạ có mặt.
"Lực lượng công nhân gom rác rất đông, họ nhặt cả những túi nilong nên không thể có chuyện một ống sắt to như thế (nếu có) lại không ai nhặt. Không có chuyện những người nhặt rác bỏ ống sắt lớn được. Tôi hơi nghi ngờ", ông Tấn nói.
Nguồn phóng xạ bị thất lạc. Ảnh: Xuân Mai
Nếu trong thiết bị này có chứa nguồn phóng xạ Urani thì mức độ nguy hiểm khó lường hơn. Nếu tiếp cận nguồn phóng xạ Urani người ta có thể tử vong ngay.
Còn về mặt nguyên tắc việc tiếp nhiễm phóng xạ, trước tiên là nguyên nhân chính gây ra thương tổn lên hệ thống miễn nhiễm của con người, sau đó lây lan đến các tế bào trong cơ thể.
Ngoài ra chất phóng xạ còn là nguyên nhân của sự biến đổi gene, từ đó có thể xuất hiện nhiều biến chứng như ung thư, và có thể gây ra tình trạng dị hình dị dạng cho con cháu về sau.
Những hậu quả khi nhiễm xạ toàn thân
Thiết bị dò tìm nguồn phóng xạ bị thất lạc. Ảnh: Xuân Mai.
Điều quan trọng cần lưu ý là ngay cả liều 1.000 mSv cũng là ngoại lệ chỉ có thể bị trong chiến tranh hạt nhân, trong xạ trị hoặc do một số sự cố hạt nhân.
Liều từ 6.000 mSv trở lên: Sau liều vượt quá 6.000 mSv, hy vọng sống được sau vài tuần là điều khó. Nếu liều vượt quá 10.000 mSv, niêm mạc ruột bị huỷ hoại không chữa được, gây mất nước trong vài tuần. Nếu liều khoảng 50.000 mSv, hệ thần kinh trung ương bị huỷ hoại, gây nôn mửa và choáng ngay lập tức, dẫn đến bất tỉnh và gây tử vong trong vài giờ hoặc vài ngày.
Trong trường hợp bức xạ liều thấp, việc không có khả năng tìm ra mức độ rủi ro dựa trên cơ sở quan sát được, có nghĩa là rủi ro là tương đối thấp. Chúng ta không thể biết được về sự rủi ro, chúng ta chỉ có thể phòng chừng. Do vậy, có thể khẳng định rằng, rủi ro từ các liều xạ nhỏ đối với sức khoẻ nhỏ đến nỗi, không có phương pháp nghiên cứu khoa học nào dựa trên quan sát, lại có thể phân biệt nó một cách rõ ràng.
T.Phong (tổng hợp)