Tin mới

Quật ngã cả tượng binh hung hãn, vũ khí nhỏ này là nỗi ám ảnh trên chiến trường cổ đại!

Thứ sáu, 15/06/2018, 08:52 (GMT+7)

Tuy có thiết kế đơn giản nhưng đây là vũ khí ám ảnh đối với những đàn ngựa chiến và tượng binh hung hãn nhất.

Tuy có thiết kế đơn giản nhưng đây là vũ khí ám ảnh đối với những đàn ngựa chiến và tượng binh hung hãn nhất.

Thoạt nhìn, có kích cỡ không quá lớn, có 3 hoặc 4 cạnh sắc nhọn, cấu tạo đơn giản, không hề phức tạp và khiến người ta ít chú ý tới. Tuy nhiên, chông sắt 4 cạnh "nhỏ nhưng có võ", chúng trở thành uy lực có thể quật ngã đàn ngựa chiến, tượng binh (hay voi chiến) hung bạo, làm chậm đà tấn công của quân địch.

Chông sắt 4 cạnh: Vũ khí uy lực thời cổ đại khiến đàn ngựa chiến và tượng binh gục ngã - Ảnh 1.

Chông sắt 4 cạnh, vũ khí uy lực trên chiến trường thời Cổ đại và Trung đại. Ảnh minh họa

Chông sắt 4 cạnh là vũ khí cực kỳ hiệu quả trong việc làm vô hiệu hóa sức mạnh của ngựa chiến hay tượng binh vốn được mệnh danh là "cỗ xe tăng" đáng sợ trên chiến trường. Theo đó, chỉ cần bị một mũi chông sắt 4 cạnh cắm vào bàn chân, thì ngay cả những con ngựa, voi chiến mạnh nhất cũng sẽ bị loại ra khỏi cuộc chiến.

Trong thời Cổ đại và Trung cổ, người ta thường rải số lượng lớn chông sắt 4 cạnh trên các trận địa và điều này thực sự là một nỗi ám ảnh cho những đội quân kỵ binh thiện chiến của quân địch.

Hơn nữa, khi sử dụng những phiên bản lớn hơn, thì chông sắt 4 cạnh còn có thể đâm thủng lốp của chiến xa, xe tứ mã và thậm chí là cả xe tăng trên chiến trường.

Quật ngã cả tượng binh hung hãn, vũ khí nhỏ này là nỗi ám ảnh trên chiến trường cổ đại! - Ảnh 2.

Vũ khí đáng sợ này làm vô hiệu hóa phần nào sức mạnh của ngựa chiến. Ảnh minh họa

Chông sắt 4 cạnh là vũ khí không cần yêu cầu kỹ năng đặc biệt nào cả, ngoại trừ việc người lính cần xem xét kỹ lưỡng nơi đặt chúng để cản bước quân địch. Sau khi cài đặt vũ khí này vào trận địa, chúng ta có thể nhận thấy công hiệu của chúng khi nghe được những tiếng kêu lớn.

Đó là dấu hiệu đội quân của kẻ địch đã sa vào trận địa chông sắt 4 cạnh. Không những gây thương tổn đáng kể cho dàn kỵ binh, voi chiến, chông sắt 4 cạnh còn có thể gây ra những vết thương khó chịu cho dàn lính bộ binh nếu chẳng may dẫm phải.

Vết thương từ loại vũ khí này có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Nguồn gốc của chông sắt 4 cạnh - nỗi khiếp đảm trên chiến trường cổ đại

Người ta cho rằng nguồn gốc của tên gọi chống sắt 4 cạnh xuất phát từ vẻ ngoài của "star thistle", một loài thực vật có gai, gây đau đớn nếu chẳng may người đi bộ bất cẩn dẫm phải.

Quật ngã cả tượng binh hung hãn, vũ khí nhỏ này là nỗi ám ảnh trên chiến trường cổ đại! - Ảnh 3.

Nếu chẳng may dẫm phải, ngay cả lính bộ binh cũng có thể bị nhiễm trùng, thậm chí là tử vong nếu không kịp thời cứu chữa. Ảnh: Wikipedia

Trong khi đó, người La Mã gọi nó là "tribulus" vì hình dáng nhiều gai nhọn giống một loài thực vật ở quốc gia này.

Dường như nguồn gốc của chông sắt 4 cạnh vẫn còn là một bí ẩn. Tuy nhiên, theo một số tài liệu ghi chép chỉ ra rằng, loại vũ khí này đã được sử dụng đầu tiên trong trận Arbela (còn được gọi là trận Gaugamela) vào năm 331 TCN, giữa liên quân Hy Lạp do Alexander Đại đế đứng đầu với quân đội Ba Tư do hoàng đế Darius III chỉ huy.

Quật ngã cả tượng binh hung hãn, vũ khí nhỏ này là nỗi ám ảnh trên chiến trường cổ đại! - Ảnh 4.

Chông sắt 4 cạnh tuy nhỏ nhưng có uy lực đáng sợ trên chiến trường. Ảnh: Internet

Theo ghi chép của sử gia người Macedonia Polyaenus (sống vào thế kỷ 2 sau Công nguyên) viết về sự kiện đặc biệt này vào khoảng 500 năm sau đó, tuyên bố rằng hoàng đế Ba Tư Darius III đã ra lệnh đặt nhiều chông sắt 4 cạnh trước quân đội của mình để ngăn chặn cuộc giao tranh với đại quân của Alexander Đại đế.

Quật ngã cả tượng binh hung hãn, vũ khí nhỏ này là nỗi ám ảnh trên chiến trường cổ đại! - Ảnh 5.

Dù bố trí trận địa chông sắt nguy hiểm, nhưng quân Ba Tư vẫn chịu thất bại nặng nề trước đội quân thiện chiến của thiên tài quân sự Aleander Đại đế. Ảnh: Essay Zone

Tuy nhiên, nhờ quan sát kỹ thế trận của quân Ba Tư, vận dụng chiến thuật sở trường là "đội hình nghiêng", cùng tài nghệ quân sự thiên tài, Alexander Đại đế đã chỉ huy đại quân của mình giành chiến thắng vang dội.

 

Theo các chuyên gia, đây có thể không phải là lần đầu chông sắt 4 cạnh được vận dụng trên chiến trường cổ đại, vì sử gia Polyaenus cũng không đề cập đến vũ khí này là mới và có vẻ như quân đội Macedonia hẳn đã quen thuộc với chúng.

Sau khi Alexander Đại đế qua đời, chông sắt 4 cạnh trở thành vũ khí được ưa chuộng trong thời gian trị vì của những người kế vị ngai vàng của ông.

Vào thời điểm đó, chông sắt 4 cạnh được làm bằng gỗ với gai kim loại và được cho là sử dụng rất rộng rãi trong các trận chiến. Tuy nhiên, việc triển khai dàn dựng vũ khí đáng sợ này thường mất nhiều thời gian trước khi trận chiến diễn ra.

Bên cạnh Hy Lạp, đế chế La Mã cổ đại cũng được cho là đã sử dụng chông sắt 4 cạnh, triển khai linh hoạt vũ khí này trên các trận chiến. 

Tuy nhiên, người La Mã đã tiến hành thay đổi một chút thiết kế của chông sắt 4 cạnh để phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng cho đội quân của mình.

Theo đó, trong cuộc vây hãm ở Alesia vào năm 52 TCN, danh tướng tài ba Julius Carsar đã "cải tiến" chông sắt 4 cạnh.

Theo đó, thay vì thiết kế 4 cạnh, Julius Carsar đã gắn nhiều gai nhọn trong các khối cầu gỗ và đương nhiên là nó cũng hoạt động hiệu quả như vũ khí chông sắt, và điểm vượt trội là chi phí sản xuất rẻ hơn nhiều.

Ngựa chiến và tượng binh là lực lượng có vai trò hết sức quan trọng trong các cuộc chiến, nhưng thật kỳ lạ là chông sắt 4 cạnh lại trở thành nỗi ám ảnh thật sự, hạn chế sức mạnh của nhiều đội quân thiện chiến trong thế giới cổ đại.

Loại vũ khí này tiếp tục được nhiều quốc gia thời Trung cổ sử dụng trong các cuộc giao chiến và trở thành thách thức không nhỏ đối với những đội quân kỵ binh.

Tham khảo Nguồn: Ancientorigins, Medieval-life-and-times

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news