Anh L. cùng cha nắm phần đuôi rắn hổ chúa kéo ra được hơn 1,5m thì bất ngờ con rắn bung ụ mối, nhoài lên cao khoảng 1m cắn vào tay trái của anh L.. Anh L. được chuyển đến bệnh viện cấp cứu, tuy nhiên nạn nhân đã tử vong sau đó.
Theo tin tức trên báo Đồng Nai, khoảng 11 giờ ngày 8/4, anh Nguyễn Hoàng L. (27 tuổi, ngụ ở ấp 8, xã Gia Canh, huyện Định Quán) cùng em trai là Nguyễn Thành Tài đi bắt bò cạp ở khu vực ấp 9, xã Gia Canh.
Anh L. phát hiện một con rắn lớn đang chui vào ụ mối gần đó, lập tức anh chụp giữ lấy phần đuôi rắn trong khi phần đầu rắn đã chui vào ụ mối. Thấy rắn quá to, anh L. kêu em trai điện thoại gọi cha và anh Nguyễn Văn Tấn ngụ gần nhà đến hỗ trợ. Anh L. cùng cha nắm phần đuôi rắn kéo ra được hơn 1,5m thì bất ngờ con rắn bung ụ mối, nhoài lên cao khoảng 1m cắn vào tay trái của anh L.
Mọi người lập tức đưa anh L. đến bệnh viện cấp cứu, nhưng anh đã tử vong ngay sau đó vì con rắn cắn anh là rắn hổ chúa, một loại rắn có nọc kịch độc.
Rắn hổ chúa "khủng" cắn chết một thanh niên
Trước đó, vào khoảng 4h ngày 11/11, vợ chồng anh Thanh - chị Túy (xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) phát hiện một con rắn hổ chúa màu đen, to như cổ tay, đang nằm khoanh tròn dưới gầm giường. Hoảng sợ, anh Thanh đã gọi điện cho anh C. (SN 1983) hàng xóm sang để trợ giúp bắt rắn.
Xem thêm Video: Bắt rắn hổ mang chúa bằng tay không
Tại đây, hai người đàn ông chặt hai đoạn cây rồi người đè phần đầu, người chặn phần lưng con rắn. Anh C. đè phần đầu khống chế được con rắn rồi nắm lấy đầu con rắn. Con rắn lập tức thu mình cuốn chặt lấy tay anh C. Lúc này anh Thanh lấy một cái bao tải để anh C. bỏ rắn vào. Khi anh C. bỏ con rắn vào gần hết trong bao thì bất ngờ bị nó ngóc đầu lên cắn vào bàn tay phải.
Lập tức mọi người dùng dây thun buộc chặt vào phần cổ tay anh C. rồi đưa xuống bệnh viện huyện Bắc Trà My cấp cứu. Sau khi nhập viện, các bác sĩ đã tiến hành dùng thuốc, truyền dịch và phong tỏa không cho nọc độc phát tán. Tuy nhiên do chất độc phát tán nhanh, bệnh nhân tử vong sau đó một ngày.
Được biết, rắn hổ mang chúa (Danh pháp khoa học: Ophiophagus hannah) là loài rắn nằm trong họ Rắn hổ được tìm thấy chủ yếu trong các khu rừng nhiệt đới trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Đây là loài rắn độc dài nhất thế giới, với chiều dài tối đa được ghi nhận ở loài này trong tự nhiên là 7 m.
Mặc dù danh từ rắn hổ mang nằm trong tên gọi thông thường của loài rắn này nhưng chúng không thuộc chi Naja (chi rắn hổ mang thật sự). Đây là loài duy nhất thuộc chi Ophiophagus. Con mồi của loài rắn này chủ yếu là các loài rắn khác và một vài loài có xương sống như thằn lằn, gặm nhấm. Rắn hổ mang chúa được đánh giá là loài nguy hiểm và đáng sợ trong phạm vi sinh sống của chúng, mặc dù loài rắn này không chủ động tấn công loài người. Hổ mang chúa được tôn sùng trong nhiều tín ngưỡng văn hóa khác nhau, đặc biệt trong văn hóa Hindu giáo ở tiểu lục địa Ấn Độ.
Cách sơ cứu kịp thời cho bệnh nhân bị rắn hổ chúa cắn
Các loại rắn như hổ mang, rắn ráo... (loại Colubridae) có độc tố thần kinh. Chỗ rắn cắn không đau lắm nhưng chân tê bại, mệt mỏi cao độ, buồn ngủ, muốn ngất, nấc, nôn, tối loạn cơ tròn... Mạch yếu, huyết áp hạ, khó thở, hôn mê rồi tử vong sau 6 giờ.
Bước 1: Băng ép (garô): Phải nhanh chóng buộc garô (nơi nào có thể garô được) ở phía trên vết cắn 3-5cm. Garô bằng mọi thứ dây tự có tại chỗ như: dây thun, dây chuối, dây quai nón... Chú ý khi garô phải dùng dây bản to để giảm tổn thương nơi garô.
Bước 2: Tẩy nọc bằng cách rửa sạch vết rắn cắn, sau đó đến cơ sở y tế rửa lại bằng thuốc tím 1‰, cồn iốt 2%.
Bước 3: Rạch nhẹ vết cắn hình chữ thập (+). Độ sâu qua da đến cơ chảy máu là được, rạch rộng dài khoảng 1-2 cm. Trước khi rạch rộng phải sát trùng để tránh nhiễm trùng, tránh rạch đứt dây thần kinh, mạch máu và dây chằng.
Bước 4: Hút máu tại chỗ rắn cắn để đưa bớt độc tố ra khỏi cơ thể nạn nhân. Hút đến khi thấy máu đỏ tươi chảy ra thì dừng lại.
Bước 5: Rửa lại vết cắn rồi nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế mà ở đó có điều kiện cấp cứu hồi sức.
H.Nguyen (Tổng hợp)