Tin mới

Sao Hỏa có thể đã từng có sự sống?

Thứ sáu, 13/03/2015, 08:40 (GMT+7)

Đám mây hình nấm kỳ lạ được phát hiện gần hẻm núi Valles Marinerist trên bề mặt sao Hỏa.

Đám mây hình nấm kỳ lạ được phát hiện gần hẻm núi Valles Marinerist trên bề mặt sao Hỏa.

Một bức ảnh chụp bề mặt sao Hỏa của Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO) vừa mới được công bố, cho thấy một đám mây hình nấm khổng lồ rất giống với những gì còn sót lại sau một vụ nổ bom nguyên tử.

Trước đây, cũng đã có nhiều nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng sao Hỏa từng là một hành tinh tồn tại sự sống, thậm chí là cả một nền văn minh. Tuy nhiên một nguyên nhân nào đó đã khiến cả hành tinh này bị tuyệt diệt. Một vài nhà khoa học còn cho rằng màu đỏ trên bề mặt sao Hỏa là do một vụ nổ nhiệt hạch rất lớn gây ra.

Đám mây hình nấm kỳ lạ vừa được phát hiện trên bề mặt sao Hỏa

Nhà vật lý, tiến sĩ John Brandenburg cho biết "Bề mặt sao Hỏa được bao phủ một lớp mỏng chất phóng xạ urani, thori và kali. Các chất phóng xạ này dường như đều phát ra từ một điểm có nhiệt độ khá cao trên bề mặt sao Hỏa. Đó có thể là dấu hiệu của một vụ nổ hạt nhân".

Tiến sĩ cho biết: "Phân tích hình ảnh thu được từ các tàu thăm dò Odyssey, MRO và tàu vũ trụ Mars Express cho thấy dấu vết của các đối tượng khảo cổ đã bị xói mòn theo thời gian, mà khuôn mặt Cydonia chính là một bằng chứng trong số đó". Theo ông thì giả thuyết sự sống trên sao Hỏa đã từng tồn tại và bị thảm sát bởi những vụ nổ hạt nhân cần được đưa ra xem xét lại một cách nghiêm túc. 

Khuôn mặt Cydonia từng được phát hiện trên bề mặt sao Hỏa đã gây ra rất nhiều tranh cãi trước đây

Trái ngược với tiến sĩ John Brandenburg, nhà thiên văn học Jonti Horner tại Đại học Southern Queensland, Australia thì lại cho rằng bức ảnh đám mây hình nấm trong bức ảnh chỉ là hình ảnh do chúng ta tưởng tượng ra mà thôi. Nó giống như khuôn mặt Cydonia được phát hiện trên bề mặt sao Hỏa thực chất chỉ là một đụn cát giống với hình khuôn mặt. Không có bất kỳ bằng chứng nào chứng minh được những điều trên.

Nhà thiên văn học Jonti Horner cho rằng những gì chúng ta nhìn thấy chỉ là ảo ảnh quang học của sườn núi.
Còn đối với hình ảnh đám mây, Jonti Horner cho rằng đó chỉ là ảo ảnh quang học giữa phần sườn núi và thung lũng phía dưới mà thôi. Thực chất không hề có đám mây hình nấm nào cả.

Hiện tại cả hai luồng ý kiến này đang gây tranh cãi rất nhiều không chỉ trong giới khoa học mà cả trên các diễn đàn của những người đam mê thiên văn và vũ trụ. Có lẽ những bí ẩn của hành tình đỏ chỉ có thể lý giải được khi con người đặt chân lên đây, vào một ngày không xa nữa.

Trang Vũ


Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news