Theo Dân Trí và Người Lao Động, khoảng 14h chiều ngày 3/1, một thanh niên có đi uống rượu với bạn và về nhà nằm ngủ lúc 16h. Đến tối, gia đình có gọi dậy để ăn nhưng anh bỏ cả bữa tối và bữa sáng hôm sau. Đến khi gia đình vào kiểm tra, anh đã rơi vào tình trạng hôn mê, tay chân lạnh và duỗi cứng.
Ngay lập tức gia đình đưa anh vào bệnh viện huyện. Lúc này anh đã hôn mê sâu, có dấu hiệu đồng từ giãn, ứ đọng dờm dãi, suy hô hấp, đường máu thấp, bị hạ đường huyết, phải đặt nội khí quản, thở máy. Kết quả chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ cho thấy có hình ảnh phù não, tổn thương não lan tỏa hai bên.
Ảnh minh họa
Sau đó, tối 4/1, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai. Ths.Bs Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, phải thở máy, nhiễm toan chuyển hóa, tiêu cơ vận nặng, suy thận. Bệnh nhân bị tổn thương não do hạ đường huyết dẫn đến suy hô hấp.
Dù đã tận tình cứu chữa nhưng bệnh nhân vẫn hôn mê sâu, tổn thương não nặng và không có dấu hiệu phục hồi. Do đó, sáng 6/1, gia đình đã xin bệnh nhân về nhà.
Phim chụp của nam thanh niên cho thấy não bị tổn thương nghiêm trọng do ngộ độc rượu. Ảnh: NLĐ
Trường hợp bệnh nhân qua đời vì uống quá nhiều rượu là chuyện không hiếm gặp. Tuy nhiên nó vẫn để lại những hậu quả thương tâm vì thói quen và sai lầm rât phổ biến.
Theo bác sĩ Nguyên lý giải, sai lầm nhiều người mắc phải là chỉ uống rượuh mà không ăn gì.
Thậm chí vì say quá bỏ cả bữa ăn tiếp theo. Bản thân uống rượu cũng gây no giả, khiến bệnh nhân không muốn ăn. Ngoài ra, ethanol cũng trực tiếp gây hạ đường huyết, cộng thêm việc bỏ bữa, cơ thể gày gò…, khiến đường huyết bị hạ, thậm chí có người trở về mức 0, gây tổn thương não".
Bác sĩ Nguyên lý giải sai lầm phổ biến khi uống rượu khiến cơ thể bị ngộ độc.
Bên cạnh đó, khi bệnh nhân bị say, hôn mê sâu quá thì có nguy cơ ngưng thở do thiếu ôxy, suy hô hấp. Nếu đưa đến viện kịp thời thì có thể cứu được. Theo Bs Nguyên, những trường hợp qua đời, tổn thương do rượu thường là do suy hô hấp, hạ đường huyết.
Theo bác sĩ Nguyên, không uống rượu là cách tốt nhất để dự phòng nguy cơ ngộ độc rượu, nhưng trong trường hợp gia đình có người thân hoặc bạn bè uống rượu, cách tốt nhất là bắt họ ăn thêm tinh bột hoặc uống thêm nước trái cây, uống sữa, nữa canh, nước cháo loãng.... để bù năng lượng cho cơ thể. "Với các loại thuốc giải rượu được hầu như không có tác dụng trong việc chống say, giải rượu như quảng cáo. Do đó cách tốt nhất là không lạm dụng rượu bia, nhất là trong thời điểm cận Tết Nguyên đán"- bác sĩ Nguyên khuyến cáo.