Tin mới

Sự thật về giếng cổ chôn giấu "kho báu 4.000 tấn vàng" ở Bình Thuận

Thứ sáu, 11/03/2016, 19:48 (GMT+7)

Liên quan đến thông tin "kho báu 4.000 tấn vàng" ở Bình Thuận được chôn giấu dưới giếng cổ, một người dân ở xã Phước Thể, huyện Tuy Phong cho biết, 1 trong 3 chiếc giếng đã bị lấp cách đây 4 năm.

Liên quan đến thông tin "kho báu 4.000 tấn vàng" ở Bình Thuận được chôn giấu dưới giếng cổ, một người dân ở xã Phước Thể, huyện Tuy Phong cho biết, 1 trong 3 chiếc giếng đã bị lấp cách đây 4 năm.

Hơn 20 năm qua cụ Trần Văn Tiệp (SN 1915, quê Hải Phòng, hiện trú ở quân Phú Nhuận, TP HCM) đã bỏ ra nhiều công sức, tiền bạc để tìm kiếm, nhưng "kho báu 4.000 tấn vàng" ở núi Tàu, Bình Thuận vẫn còn ẩn số. Mới đây, thông tin về "kho báu núi Tàu" lại nóng lên khi một người dân cung cấp thêm những phát hiện về kho vàng này.

Theo báo Pháp luật TP.HCM, một người dân ở TP.HCM đã đến chính quyền địa phương thông báo về việc "kho báu 4.000 tấn vàng" được cất giấu trong 3 chiếc giếng cổ ở khu vực cửa Sứt, xã Phước Thể, Tuy Phong, Bình Thuận.

Sự thật về giếng cổ chôn giấu "kho báu 4.000 tấn vàng" ở Bình Thuận. Ảnh báo Bình Thuận

Người đàn ông này cho biết, 3 chiếc giếng nằm cách nhau khoảng 500-700m; trong đó chiếc giếng thứ nhất cách biển 5m tại khu vực cửa Sứt, chiếc giếng thứ 2 cách biển 50m và chiếc giếng thứ 3 cách biển 50m ở khu vực Đầm. Người này cũng khẳng định kho vàng nằm ở độ sâu 7-10m, dưới lớp bê tông dày 40cm. 

Chia sẻ trên báo Bình Thuận, bà Đoàn Thị Khinh (SN 1951, xóm 9, thôn 1, xã Phước Thể) cho biết, bà biết rất rõ về nguồn gốc của 1 trong số 3 chiếc giếng được cho là giếng cổ chứa kho báu của Nhật. Bà Khinh cũng khẳng định đây là chiếc giếng bình thường như bao giếng khác, dùng để lấy nước ngọt phục vụ công việc. Tuy nhiên đã được lấp đi.

Cũng theo nguồn tin này, anh Huỳnh Tấn Hưng (con trai bà Khinh) cũng khẳng định, mình biết rất rõ về cái giếng này và không tin dưới cái giếng đó có vàng. 

Theo anh Hưng, anh chính là người đào chiếc giếng này, và nó đã bị lấp đi cách đây 4 năm do bị nhiễm mặn.

Chiếc giếng rộng khoảng 1,2m, nằm sát mặt đất. Từ miệng giếng xuống đến đáy gần 10m, thành giếng có 3 lớp: trên cùng là 1 lớp bi bằng bê tông, sâu gần 2m, lớp thứ cũng bằng bê tông sâu hơn 1m, và cuối cùng là lớp đá sâu khoảng 6m. Khi đào giếng đến độ sâu đó thấy nước nên anh Hưng dừng lại.

Anh Hưng cũng khẳng định, trong quá trình đào không gặp vật cản hay điều gì bất thường.

Xem thêm video:[mecloud]GC4SYW4q5W[/mecloud]

H.Yen (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news