Tin mới

Tại sao con người lại... ngáp?

Thứ ba, 13/05/2014, 09:26 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Một nghiên cứu vừa được công bố gần đây cho thấy, phản xạ ngáp của con người không phải do buồn chán hay mệt mỏi, mà có thể do não bộ quá nóng.

 

 

 

 

 

 

(Tinmoi.vn) Một nghiên cứu vừa được công bố gần đây cho thấy, phản xạ ngáp của con người không phải do buồn chán hay mệt mỏi, mà có thể do não bộ quá nóng. 

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, nhiệt độ mới là yếu tố đáng tin cậy nhất gây ra chứng ngáp ở con người.Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Vienna (Áo) đã tiến hành thử nghiệm với một số người tình nguyện ở Áo và Arizona. Sau khi theo dõi hoạt động hàng ngày của những người tình nguyện, họ phát hiện ra rằng nhiệt độ mới là yếu tố gây ra phản xạ ngáp.

Ở môi trường nhiệt độ càng cao người ta càng có "nhu cầu" ngáp nhiều hơn. Những yếu tố khác như giới tính, các mùa,tuổi tác, độ ẩm, thời gian hoạt động ngoài trời, thời gian ngủ đêm đều không gây ảnh hưởng rõ rệt đến "nhu cầu" ngáp của con người.

Có vẻ như ngáp là cách mà con người điều hòa lại nhiệt độ não bộ và tạo ra một trạng thái mà những kích thích ngáp sẽ có được khi nhiệt độ não bộ lên cao. Nếu ngoài trời đang nóng nhưng không khí vẫn đủ mát để khi hít vào vẫn làm hạ nhiệt cơ thể, thì đây chính là điều kiện lý tưởng cho phản xạ ngáp. Có giả thuyết cho rằng, khi ngồi lâu ở một tư thế, trong máu tích tụ khí cabonnic làm ta uể oải, cần phải thải ra. Thần kinh não nhận được tín hiệu, bấm nút ra lệnh, thế là ngáp dài để loại trừ chất khí đó đi. Và liền sau cái ngáp thở ra ấy là cái hít vào thật sâu một lượng oxy tươi mới qua phổi, vào máu, lên não, nhờ thế, ngáp xong phần nào tỉnh táo trở lại.

Tại sao con người lại ...ngáp?

Lại có giả thuyết cho rằng các trạng thái tình cảm, tâm lý như buồn bực, giận dỗi... làm xuất hiện trong não hàng loạt hóa chất truyền dẫn thần kinh như serotinin, dopamin, oxit nitric... khi sinh ra quá nhiều, chúng cần được giải phóng bằng những cái ngáp, và hàm lượng những chất này càng nhiều, tần suất ngáp càng tăng.

Với những giả thuyết trên chúng ta khó mà giải thích được hiện tượng liên quan đến ngáp. Chẳng hạn tại sao ngáp lại gần như một hiện tượng truyền nhiễm, thấy người khác ngáp là tự dưng ta cũng ngáp theo. Tuy chưa thống nhất được các giả thuyết, người ta vẫn tìm hiểu các cơ tham gia vào việc ngáp. Khi ngáp, các cơ mặt, cơ lưỡi và cơ cổ co mạnh, áp lực trong khoang miệng đột ngột tăng lên. Áp lực này tác động lên khoang mũi, ngăn đường thoát của nước mắt xuống mũi, do đó nước từ tuyền lệ tràn ngược nên nước mắt luôn là "bạn đồng hành" của ngáp.

Ngoài nghiên cứu trên người, các nhà khoa học cũng tiến hành thí nghiệm trên chuột và thu được kết quả tương tự. Ngáp chỉ xảy ra khi nhiệt độ bộ não lên cao. Nhiệt độ này sẽ giảm ngay sau khi người ta ngáp. 

Xem thêm: Phablet cao cấp LG G2 Pro có giá bán 14 triệu đồng tại Việt Nam

Thu Thủy

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news