Tin mới

Tại sao dinh thự "Vua Mèo" được xây dựng trên quả đồi hình con rùa?

Thứ ba, 21/08/2018, 13:54 (GMT+7)

Dinh thự trên lưng thần kim quy là biểu tượng của sự vĩnh cửu. Hai ngọn núi phía Bắc nhô lên như 2 mâm xôi là sự đầy đặn, no đủ. Thế núi bao quanh là sự vững chãi, sâu rễ, bền gốc mãi về sau.

Dinh thự trên lưng thần kim quy là biểu tượng của sự vĩnh cửu. Hai ngọn núi phía Bắc nhô lên như 2 mâm xôi là sự đầy đặn, no đủ. Thế núi bao quanh là sự vững chãi, sâu rễ, bền gốc mãi về sau.

Dinh thự nhà Vương được xây dựng suốt ngày đêm trong vòng 8 năm mới hoàn thành. Toàn bộ dinh thự Vua Mèo có diện tích gần 3.000 m2.

Theo tư liệu từ gia đình, cụ Vương Chính Đức sinh năm 1865, được người H’Mông gọi là Vàng Dúng Lùng. Gia cảnh nghèo khó, ông phải lang thang nay đây mai đó kiếm kế sinh nhai.

Cụ Vương Chính Đức tham gia vào tổ chức Hươu nai của người H’Mông ở Đồng Văn để chống lại quân Cờ Đen (Trung Quốc).

Sau quá trình chiến đấu, cụ Vương Chính Đức được người H’Mông suy tôn làm thủ lĩnh, gọi là Vua H'Mông, hay Vua Mèo.

Để xây dựng tòa dinh thự ở Sà Phìn, năm 1890, Vua Mèo - Vương Chính Đức đã cho mời thầy địa lý người Hán tên là Trương Chiếu tìm địa điểm.

Kết thúc cuộc khảo sát, thầy đã tìm được nơi đắc địa, đó là một thung lũng nhỏ, ở giữa có hình mai rùa - một trong tứ linh theo phong thuỷ.

Tại sao dinh thự trăm tỷ ở Hà Giang được xây dựng trên quả đồi hình con rùa? - Ảnh 2.

Cổng chính để bước vào dinh thự vua Mèo.

Theo thầy phán, nơi đây có vượng khí của bậc đế vương. Xây dinh lũy ở đây đảm bảo trọn vẹn 2 chức năng công, thủ.

Những cung núi dựng đứng xung quanh chỉ có con đường nhỏ độc đạo sẽ ngăn quân thù giáp công 4 mặt. Khi tấn công quân thù khó thoát bởi nghĩa binh Mèo thông thạo các đường ngang ngõ tắt trên các triền núi, di chuyển cơ động chặn và tiêu diệt kẻ thù dễ như trong lòng bàn tay.

Dinh thự trên lưng thần kim quy là biểu tượng của sự vĩnh cửu. Hai ngọn núi phía Bắc nhô lên như 2 mâm xôi là sự đầy đặn, no đủ. Thế núi bao quanh là sự vững chãi, sâu rễ, bền gốc mãi về sau.

Theo miêu tả trên báo VnExpress, toàn bộ dinh thự có hình mai rùa vững chắc, bao gồm hàng trăm toà ngang, dãy dọc quy mô, bề thế với nhiều công trình phụ trợ khác, cùng với những hàng cây sa mộc vươn cao làm nổi bật lên nét vương giả giữa vùng cao nguyên.

Sau lưng quả đất hình con rùa là dãy núi hình ghế tựa, có đất để co duỗi chân. Bên phải, bên trái đều có núi cao. Đằng trước có hai núi tượng trưng cho văn, võ đứng hầu.

Sau 2 quả núi là một dãy núi chắn ngang như rồng uốn lượn. Trương Chiếu kết luận "đây là mảnh đất ở của bậc anh kiệt.

Tòa dinh thự khởi công năm 1898 đến 1903 thì khánh thành với ổng kinh phí hết khoảng 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương của Pháp, tương đương với 150 tỷ đồng tiền Việt Nam lúc bấy giờ.

Khu dinh thự được xây kiểu pháo đài phòng thủ. Xung quanh được bao bọc bởi lớp tường đá dày 60-70 cm, cao 2 m, có nhiều lỗ châu mai. Phía sau nhà có 2 lô cốt kiên cố.

Theo miêu tả trên báo Lao động, dinh thự vua Mèo có ảnh hưởng kiến trúc của 3 nền văn hóa: Trung Quốc, người Mông và Pháp.

Toàn dinh thự có 3 cung Tiền, Trung, Hậu với 64 phòng dành cho 100 người ở.

Khu Tiền cung là nơi ở của lính bảo vệ, gia nhân. Trung cung và Hậu cung là nơi ở, làm việc của con cháu dòng họ Vương. Toàn bộ gỗ của ngôi nhà trước đây đều được làm từ gỗ thông đá.

Tại sao dinh thự trăm tỷ ở Hà Giang được xây dựng trên quả đồi hình con rùa? - Ảnh 4.

Dinh thự có 3 cung Tiền, Trung, Hậu với 64 phòng

Theo ông Vương Duy Bảo, trước khi mất, cụ Vương Chính Đức chia tòa dinh thự ở Sà Phìn thành 3 phần.

Tiền dinh do cháu đích tôn Vương Quỳnh Sơn quản lý. Trung dinh do con thứ ba Vương Chí Chư quản lý. Hậu dinh do con út Vương Chí Sình quản. Việc này có sự chứng dám của các đầu dòng, đầu họ người H’Mông.

Tối ngày 20/8, trao đổi với PV Dân trí, ông Vương Duy Bảo - nguyên là Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở - Bộ VH, TT&DL, cháu nội của "Vua Mèo" Vương Chí Thành) cho biết, năm 1993 dinh thự họ Vương được Bộ Văn hóa Thông tin (sau này đổi tên thành Bộ VH, TT&DL) công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia nhưng gia đình không được bàn bạc, thông báo. Sự việc khiến gia đình, họ hàng của ông rất bức xúc.

Theo ông Bảo, năm 2002 gia đình họ Vương đang sinh sống tại khu dinh thự thì lực lượng chức năng đến “vận động” đưa những người đang sống trong tòa dinh thự ra ngoài để trùng tu tòa dinh thự làm bảo tàng.

“Khi họ đến gia đình, cán bộ địa phương đưa những người họ hàng của tôi ra khỏi dinh thự, với lý do dựa trên văn bản 937-QĐ/BT của Bộ Văn hóa Thông tin, cơ quan chức năng của tỉnh sẽ trùng tu dinh thự làm bảo tàng”- ông Bảo cho biết.

 

Đức Hoà (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news