Theo luật sư, tài xế lái xe gây tai nạn làm 3 người chết có thể phải ngồi tù 15 năm, ngoài ra phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tính mạng, tài sản cho các gia đình nạn nhân theo quy định của Bộ luật dân sự 2005".
[mecloud] xGL9l83uQX[/mecloud]
Tối 29/2, Cơ quan CSĐT Công an quận Long Biên (Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Quang Vinh (39 tuổi, ở Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội) để điều tra, làm rõ hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Tài xế Nguyễn Quang Vinh. Ảnh Trí thức trẻ |
Trước đó, vào 7h30 phút sáng 29/2, chiếc Camry biển kiểm soát 29A-866.23 lưu thông trên đường Ái Mộ, phường Bồ Đề (Long Biên, Hà Nội) với tốc độ cao đã lấn làn, đâm trực diện vào ông Trần Việt Tiến khi đang chở bé Trần Gia Hân đi học. Tiếp đó, chiếc xe đâm vào bà Nguyễn Thị Trúc (47 tuổi, trú tại phố Ái Mộ) khiến các nạn nhân tử vong.
Cơ quan Công an xác định, bước đầu Vinh không có bằng lái, điều khiển xe trong tình trạng say rượu.
Để làm rõ về trách nhiệm pháp lý của tài xế lái xe gây tai nạn nghiêm trọng trên chúng tôi đã có cuộc trao đổi với luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp – Đoàn luật sư TP Hà Nội.
Theo luật sư Đặng Văn Cường thì anh Vinh không có giấy phép lái xe ô tô nhưng đã tự lấy xe ô tô của khách điều khiển tham gia giao thông và gây tai nạn. Hậu quả của vụ tai nạn làm cho 3 người chết và thiệt hại nhiều tài sản khác là ô tô, xe máy.
Như vậy, có thể thấy anh Vinh đã có hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Hành vi của Vinh sẽ bị xử lý theo quy định tại khoản 3, Điều 202 Bộ luật hình sự.
Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định; b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng; c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.". Theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 2, Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT ngày 28/8/2013 thì hậu quả đặc biệt nghiêm trọng để xử lý theo quy định tại khoản 3, Điều 202 Bộ luật hình sự được quy định như sau: "Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 204; khoản 3 các điều 202, 203, 205, Điều 208 đến Điều 215, Điều 217, Điều 220, Điều 222, Điều 223; khoản 4 các điều 206, 207, 216, 218, 219 Bộ luật hình sự là một trong các trường hợp sau đây: a) Làm chết từ ba người trở lên; b) Làm chết hai người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này; c) Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều này; d) Gây tổn hại cho sức khỏe của từ năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên; đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của từ hai người trở lên với tổng tỷ lệ thương tật của những người này trên 200%; e) Gây tổn hại cho sức khỏe của ba hoặc bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng; g) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên.". |
Với các thông tin và quy định pháp luật nêu trên thì anh Vinh sẽ bị xử lý theo quy định tại khoản 3, Điều 202 Bộ luật hình sự về tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, hình phạt mà anh Vinh phải đối mặt sẽ là phạt tù từ 7 đến 15 năm tù.
Ngoài ra, anh Vinh còn phải có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại để xửa chữa xe máy, ô tô và toàn bộ thiệt hại cho gia đình nạn nhân, thiệt hại bao gồm chi phí cứu chữa, chi phí mai táng theo phong tục địa phương, tiền công người chăm sóc nạn nhân trước khi chết, tiền nghĩa vụ cấp dưỡng của người chết với người còn sống và tiền tổn thất về tinh thần theo quy định tại Điều 610 Bộ luật dân sự, cụ thể như sau:
"Điều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm 1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng; c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. 2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định." |
Thu Trang