Theo báo cáo ban đầu, khoảng 0h10 ngày 1/5, tài xế Lê Trung Hiếu (39 tuổi, trú tại Văn Cao, Ba Đình, Hà Nội) điều khiển xe Mercedes GLA 250 màu trắng mang BKS 30F-154.78. Khi đến hầm Kim Liên, đã tông vào chiếc xe Honda vision (chưa có biện số) đi cùng chiều.
Chứng minh thư của tài xế Hiếu gây tai nạn.
Cú đâm mạnh khiến 2 phụ nữ đi xe máy là bà Đinh Thị Hải Yến (43 tuổi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và Trần Thị Quỳnh (43 tuổi, ở quận Đống Đa, Hà Nội) tử vong tại chỗ.
Sau khi gây tai nạn, Hiếu lái xe bỏ chạy về hướng Đại Cồ Việt thì bị người dân và lực lượng chức năng bắt giữ, đưa về Công an quận Hai Bà Trưng để phục vụ công tác điều tra.
Hiện trường vụ tai nạn.
Tại cơ quan công an, bước đầu Hiếu khai nhận tối 30/4, anh ta đi dự họp lớp ở một quán bia trên phố Thợ Nhuộm, sau đó đưa một số người bạn về.
Kết quả kiểm tra nồng độ cồn cho thấy tài xế Lê Trung Hiếu vi phạm 0,751 mg/lít khí thở. Đây là mức vi phạm rất nặng, bởi chỉ cần vi phạm 0,4 miligam/lít khí thở, tài xế đã bị xử phạt ở mức cao nhất là 17 triệu đồng.
Trên Saostar dẫn lời một vị chỉ huy Tổ công tác Y4 cho biết, sau thời điểm gây tai nạn, tài xế Mercedes chạy lòng vòng trong khu vực ký túc xá trường Đại học Bách Khoa rồi từ phố Tạ Quang Bửu ra và cũng không biết mình gây tai nạn.
Khi tổ công tác hỏi đi đâu, tài xế Mercedes trả lời không biết mình gây tai nạn ở chỗ nào và đang đi tìm biển số xe bị rơi. Chỉ 5 phút sau có người dân lưu thông qua đường báo cho tổ Y4 có vụ tai nạn chết người, lập tức cảnh sát cho người lên kiểm tra tại hiện trường.
Nhìn nhận vụ việc dưới dóc độ pháp lý, trên tờ Tri thức trực tuyến dẫn lời luật sư Nguyễn Anh Thơm (đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết dù gây hậu quả nghiêm trọng, có các tình tiết tăng nặng như sử dụng rượu bia, làm chết 2 người, bỏ chạy sau khi gây tai nạn… nhưng khung hình phạt cao nhất cho tài xế trong vụ này cũng chỉ 10 năm tù.
Hiện nay, hành vi sử dụng rượu bia rồi lái xe gây tai nạn được quy định trong nhóm tội về giao thông, là lỗi vô ý nên khung hình phạt còn nhẹ.
Theo luật sư, nếu tài xế sử dụng rượu bia gây tai nạn nghiêm trọng đã bị xử lý hình sự thì sau khi chấp hành xong án phạt, nếu muốn lái xe phải đi học lại luật giao thông và thi lấy bằng lái lại từ đầu.
Nếu tái phạm, ví dụ vi phạm từ 3 lần trở lên thì có thể tước bằng lái vĩnh viễn, cấm lái xe vì không có khả năng giáo dục, cải tạo được nữa.