Tin mới

Tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông "ra mắt" người Hà Nội

Thứ tư, 28/10/2015, 15:25 (GMT+7)

Ngày 29/10 - 30/11, toa tàu mẫu của tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội được trưng bày tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ lấy ý kiến người dân, chuyên gia.

Ngày 29/10 - 30/11, toa tàu mẫu của tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội được trưng bày tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ lấy ý kiến người dân, chuyên gia.

Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, ngày 29/10, toa tàu mẫu của dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ được trưng bày tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (Hà Nội) để lấy ý kiến đóng góp.

Theo Tổng giám đốc Lê Kim Thành, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn có 4 toa xe làm bằng thép không gỉ. Tàu dài 79 m, tốc độ tối đa 80 km/h, tốc độ khai thác trung bình 35 km/h.

Viết chú thích ảnh ở đây.

Đoàn tàu chở trung bình 960 người và tối đa 1.326 người. Giai đoạn đầu, 5-6 phút tàu chạy một chuyến, và tiến tới 2-3 phút mỗi chuyến để đáp ứng năng lực vận chuyển tối đa 28.500 hành khách/giờ/hướng.

Đầu tàu vát, có biểu tượng Khuê Văn Các ở giữa, phía dưới là dòng chữ Cát Linh - Hà Đông. Màu sắc chủ đạo của đoàn tàu là xanh lá cây tạo cảm giác trẻ trung, thân thiện.

Theo ông Lê Kim Thành, Tổng giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt, tàu do Công ty TNHH trang thiết bị tàu điện ngầm Bắc Kinh (Trung Quốc) chế tạo và sản xuất. Công ty này chuyên sản xuất đầu máy toa xe cho đường sắt đô thị từ năm 1989. Tới năm 2014 công ty này sản xuất 2.349 toa xe cho đường sắt đô thị. 

Công ty này cũng sản xuất và cung cấp toa xe chuẩn B (đoàn tàu Dự án Cát Linh Hà Đông cũng theo chuẩn B) cho các tuyến đường sắt đô thị tại Bắc Kinh như: tuyến Bát Thông (19 km, 13 nhà ga); tuyến Metro Bắc Kinh số 1, 2, 13  phục vụ Olympic 2008...

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được đầu tư xây dựng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc theo Hiệp định khung ký ngày 30.5.2008 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc. Bộ GTVT phê duyệt dự án đầu tư ngày 15.10.2008.

Dự án khởi công tháng từ 10.2011, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2014, chạy thử toàn tuyến vào năm 2015 và quý 1 năm 2016 sẽ vận hành chính thức.

Tuy nhiên, do nhiều vướng mắc về mặt bằng, điều chỉnh vốn, dự án phải lùi tiến độ đến 6.2016 mới chính thức đưa vào vận hành thương mại. Về tổng mức đầu tư của dự án, sau khi điều chỉnh tăng thêm 315 triệu USD, tổng mức dự án đến thời điểm này vào khoảng 868,04 triệu USD.

Dự án có chiều dài tuyến đi trên cao là 13,5 km (từ Cát Linh đi Hà Đông), khổ đường 1.435mm và 12 nhà ga trên cao (gồm 2 nhà ga trung chuyển Cát Linh và Đại học Quốc gia); khu Depot rộng 19,6ha tại Hà Đông.

Đoàn tàu chạy với vận tốc thiết kế tối đa 80/km/h, vận tốc bình quân khai thác 35km/h, khai thác với tần suất vận chuyển khoảng 2 phút/chuyến.

Thu Trang (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news