Tin mới

Thế giới cứ 40s lại có một người tự tử

Thứ ba, 10/09/2019, 15:49 (GMT+7)

Số người chết vì tự tử trên thế giới đang giảm nhưng cứ 40 giây lại có một người tự sát, theo số liệu mới từ WHO.

Từ 2010-2016, tỷ lệ tự tử toàn cầu đã giảm 9,8%, theo báo cáo thứ hai của WHO về vấn đề này. Khu vực duy nhất chứng kiến tử lệ gia tăng là châu Mỹ.

"Mỗi cái chết là một thảm kịch đối với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Tuy nhiên, tự tử có thể ngăn được. Chúng tôi kêu gọi tất cả các nước kết hợp những chiến lược ngăn ngừa tự tử đã được chứng minh vào các chương trình giáo dục và y té quốc gia một cách bền vững", Tổng giám đốc WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus nói.

WHO cho biết gần 800.000 người đã chết do tự tử hàng năm, nhiều hơn những người chết vì sốt rét, ung thư vú, chiến tranh hay giết người. Tổ chức này gọi đây là "vấn đề sức khỏe cộng đồng toàn cầu nghiêm trọng". WHO cho biết chỉ 38 nước có các chiến lược ngăn ngừa tự tử.

Tỷ lệ tự tử cao hơn mức trung bình toàn cầu, theo tiêu chuẩn tuổi (10,5/100.000 người) là ở châu Phi, châu Âu và Đông Nam Á. Trên toàn thế giới, đàn ông tự sát nhiều hơn phụ nữ với tỷ lệ 7,5 ca tự tử/100.000 phụ nữ và 13,7 ca tự tử/100.000 đàn ông. Các quốc gia duy nhất có tỷ lệ phụ nữ tự tử nhiều hơn nam giới là Bangladesh, Trung Quốc, Lesotho, Morocco và Myanmar.

"Trong khi 79% các vụ tự tử trên thế giới xảy ra tại các nước có thu nhập thấp và trung bình, những nước có thu nhập cao lại có tỷ lệ cao nhất, ở mức 11,5/100.000 người", theo WHO.

"Số đàn ông tự tử cao gấp gần 3 lần phụ nữ tại những nước có thu nhập cao, ngược lại với những nước có thu nhập thấp và trung bình, nơi tỷ lệ tương đương hơn".

"Tự tử là nguyên nhân thứ hai gây ra tử vong ở những người trẻ độ tuổi từ 15-29, chỉ sau tai nạn giao thông. Trong số thanh thiếu niên tuổi từ 15-19, tự tử là nguyên nhân gây tử vong thứ hai ở các bé gái (sau những căn bệnh di truyền từ mẹ) và đứng thứ ba trong số các nguyên nhân gây tử vong ở bé trai (sau Tai nạn giao thông và bạo lực giữa các cá nhân)".

WHO nói rằng cách duy nhất để giảm tỷ lệ tự tử toàn cầu là hạn chế tiếp cận với thuốc trừ sâu. Thứ này cùng với treo cổ và súng là những phương pháp tự tử phổ biến nhất. Ví dụ, tại Sri Lanka, một loạt các lệnh cấm thuốc trừ sâu cực kỳ nguy hiểm đã giúp làm giảm 70% số vụ tự tử, cứu được khoảng 93.000 sinh mạng từ năm 1995-2015. Tương tự, tại Hàn Quốc, lệnh cấm thuốc diệt cỏ đã được tuân theo và làm giảm 50% những ca thiệt mạng do uống thuốc diệt cỏ để tự tử từ năm 2011-2013.

Các bước khác mà WHO cho biết đã giúp giảm thiểu số ca tự tử bao gồm giáo dục trên truyền thông về cách để báo cáo một cách có trách nhiệm về tự tử, xác định những người có nguy cơ và giúp người trẻ xây dựng những kỹ năng đối phó với căng thẳng trong cuộc sống.

Ngày ngăn ngừa tự tử thế giới là ngày 10/9.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news