Tin mới

Thêm một đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ: Tiếng Việt thành "Tieeqx Vieeth"

Thứ sáu, 01/12/2017, 11:27 (GMT+7)

Sau đề xuất cải tiến bảng chữ cái của PGS.TS Bùi Hiền, một cử nhân ngoại ngữ làm dịch thuật ở TP Hồ Chí Minh đăng tải thêm một bộ chữ Tiếng Việt cải tiến theo âm tiết La-tinh, không dùng ký tự dấu.

Sau đề xuất cải tiến bảng chữ cái của PGS.TS Bùi Hiền, một cử nhân ngoại ngữ làm dịch thuật ở TP Hồ Chí Minh đăng tải thêm một bộ chữ Tiếng Việt cải tiến theo âm tiết La-tinh, không dùng ký tự dấu.

Theo đó, cử nhân ngoại ngữ Phạm Gia Dũng, hiện đang làm dịch thuật tại Q.1, TP.HCM đã gửi đến tòa soạn báo điện tử Trí Thức Trẻ một đề xuất bộ chữ Tiếng Việt cải tiến theo âm tiết La-tinh, không dùng ký tự dấu.

Ông Dũng cho hay, qua quá trình làm dịch thuật và sau khi đọc các bài viết về cách tiến bảng chữ cái của PGS Bùi Hiền, ông nhận thấy, Tiếng Việt tuy giàu hình tượng nhưng có nhiều điểm yếu, nhất là về phạm vi hộ tịch, khi cần dịch các giấy tờ hộ tịch, căn cước sang tiếng nước ngoài.

Đặc biệt, Tiếng Việt có dấu gây sự hiểu lầm hay khó đoán tên, địa danh... Nhiều người không tránh khỏi tình trạng tên của Việt Nam khi dịch ra tiếng nước ngoài hay viết trong giấy tờ nước ngoài thường không có dấu, hay viết không đủ dấu, hay tự đánh dấu, hay bỏ dấu sai.

Ví dụ, họ tên bác sỹ Nguyễn Minh Cường. Khi viết sang tiếng nước ngoài Dr Med Nguyen Minh Cuong.

Như vậy nhìn chữ này ai có thể dám chắc là người này tên Nguyễn Minh Cường hay Nguyễn Minh Cương. Hoặc có hồ sơ viết Nguỹen Minh Cưong hay Nguyen Minh Cuơng.

Do vậy, ông mạnh dạn đề nghị một kiểu cải tiến mới tự ghép là bộ ký tự Viet-Latin, tên tiếng Anh là "VLCode".

Thêm một đề xuất cải tiến: Tiếng Việt thành Tieeqx Vieeth - Ảnh 1.

Bảng quy tắc của ông Dũng đưa ra.

Nguyên tắc của bộ ký tự này là sẽ mã hóa âm tiết tiếng Việt dựa trên âm tiết của tiếng La tinh (cơ bản của tiếng Anh, Pháp ..) và quy ước ký tự dấu.

Từ đó, tạo ra một loại tiếng Việt mới từ 38 ký tự xuống còn 26, đúng âm tiết Việt nhưng không còn ký tự dấu, giúp tránh phiền hà về chính tả, thẩm mỹ và phải có cài phần mềm bộ gõ khi đánh máy tính.

"Loại tiếng Việt này sẽ dùng song song trong hộ tịch, địa chỉ, vùng miền trong căn cước để chính xác hóa chữ về họ tên khi không có dấu vừa là ký tự chỉ phiên âm vừa là ký tự xác định đúng chính tả.

Dùng cho người nước ngoài tham khảo tập gõ tên khi không biết các bộ gõ phông Unicode… Sử dụng đơn giản trong các phần mềm Microsoft, Corel … không cần cài bộ gõ dấu", ông Dũng nói.

Theo đề xuất của ông Dũng, quy tắc của VLcode sẽ thống nhất như sau: Dấu hỏi được chuyển dùng chữ w, dấu ngã = z, dấu sắc = x, dấu huyền = r, dấu nặng = H và luôn được thêm vào cuối cùng của chữ đó.

Chữ d = z, đ = d, ph = f, gi = j, ng = q, y, I = i, ngh = nq. Các chữ â = aa, ă = av, ạ = aj hay a--j, á = az hay a--z, à = ar hay a--r, ã= az hay a--z, ả= aw hay a--w, ẵ= av--z, ằ= av---r, é= ez, ê= ee, ề= eer hay ee--r, ế= eex hay ee--x, ể = eew hay ee--w, ễ = eez hay ee--z, ệ = eej hay ee-j

Chữ ơ = oj, ô = oo, ồ = oor hay oo--r, ố = oox hay oo--x, ọ = oj hay o--j, ộ = oor hay oo--r, ờ = ojr hay oj--r, ợ = ojj hay oj--j, ỏ = ow hay o--w, ư = uj, ủ = uw, ù = ur hay u—r, ụ = uj hay u--j, ũ: =uz hay u--z, ú = uz hay u--z, ữ = ujz hay uj--z, ử = ujw hay uj--w, ự = ujj hay uj--j, ừ = ujr hay uj--r.

Quy ước ngoại lệ chữ Ươ = uoj.

Ngoài ra, ông Dũng cũng cho hay, làm phần mềm VLCode là lựa chọn khác trong các phần mềm Unicode và Vietkey để đánh máy chính tả tiếng Việt nhanh và giản lược hơn.

Ví dụ: để gõ chữ "trong" Vietkey ta gõ trong (tức 5 lần gõ trên phím) còn với VLCode, ta gõ troq (tức 4 lần gõ trên phím).

Vietkey với từ lẵng trong lẵng hoa, ta gõ: lawxng (tức 6 lần gõ); từ giảng ta gõ: giarng (tức 6 lần gõ) còn với VLCode, ta gõ: lavqz (tức 5 lần gõ), còn giảng = jaqw (tức 4 lần gõ).

"Với một chữ, ta giảm được số lần gõ từ bằng cho đến kém 1, 2 lần, thì cả một câu, một đoạn, một văn bản, một trang, một chương, và cả 1 cuốn… sẽ giảm lại số lần gõ rất nhiều.

Ngoài ra, với bảng chữ cải tiến theo đề xuất của PGS Bùi Hiền chưa thực sự hoàn chỉnh và để tiếp cận không hề dễ, mất nhiều thời gian nhưng với bộ quy tắc của tôi nếu người nào tiếp cận nhanh chỉ mất khoảng 15 phút để hiểu, nửa ngày để viết được, 1 tuần viết tốt.

Đồng thời, khi không dùng dấu viết dễ hơn rất nhiều so với dùng dấu và người nước ngoài khi nhìn vào không dấu như vậy sẽ thích Tiếng Việt hơn", ông Dũng bày tỏ.

Ông Dũng đưa ra ví dụ bộ chữ cái tiến Tiếng Việt cụ thể:

LUẬT GIÁO DỤC

Điều 7. Ngôn ngữ dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số; dạy ngoại ngữ.

1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Thủ tướng chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác.

2. Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học tập trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

3. Ngoại ngữ quy định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế. Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác cần đảm bảo để người học được học liên tục và có hiệu quả.

Cải tiến:

LUAATH JAOX ZUKH

Dieeur 7. Ngoon ngujz zuqr troq nhar truojqr var coj sojw jaoz zukh khakx; zayh var hokh tieeqx noix, chujz vieetx cuaw zaan tokh thieeuw soox; zayh ngoaih ngujz.

1.-Tieeqx Vieeth lar ngoon ngujz chinhx thujkx zuqr troq nhar truojqr var coj sojw jaoz zukh khakx. Cavn cujx vaor mukh tieeu jaox zukh var ieeu caaur cuh theew veer nooih zuq jaox zukh, Thuw tuojqx chinhx fuw qui dinhh vieekh zayh var hokh baqr tieeqx nuojkx ngoair troq nhar truojqr var coj sojw jaoz zukh khakx.

2.-Nhar nuojkx taoh dieeur kieenh dew nguojir zaan tookj thieeuw soox duojkh hokh tieeqx noix, chujz vieetx cuaw zaan tookh minhr nhavmr jujz jinr var fatx huy banw savkx vavn hoax zaan tookh, jupx cho hokh sinh nguojir zaan tookh thieeuw soox zeez zaqr tieepx thu kieenx thujkx khi hokh taaph troq nhar truojqr var coj sojw jaoz zukh khakx. Vieekj zayh var hokh tieeqx noix, chujz vieetx cuaw zaan tookj thieeuw soox duojkh thujkh hieenh theo qui dinhh cuaw Chinhx phuw.

LUAATH JAOX ZUKH

Dieeur 7. Ngoon ngujz zuqr troq nhar truojqr var coj sojw jaoz zukh khakx; zayh var hokh tieeqx noix, chujz vieetx cuaw zaan tokh thieeuw soox; zayh ngoaih ngujz.

1.-Tieeqx Vieeth lar ngoon ngujz chinhx thujkx zuqr troq nhar truojqr var coj sojw jaoz zukh khakx. Cavn cujx vaor mukh tieeu jaox zukh var ieeu caaur cuh theew veer nooih zuq jaox zukh, Thuw tuojqx chinhx fuw qui dinhh vieekh zayh var hokh baqr tieeqx nuojkx ngoair troq nhar truojqr var coj sojw jaoz zukh khakx.

2.-Nhar nuojkx taoh dieeur kieenh dew nguojir zaan tookj thieeuw soox duojkh hokh tieeqx noix, chujz vieetx cuaw zaan tookh minhr nhavmr jujz jinr var fatx huy banw savkx vavn hoax zaan tookh, jupx cho hokh sinh nguojir zaan tookh thieeuw soox zeez zaqr tieepx thu kieenx thujkx khi hokh taaph troq nhar truojqr var coj sojw jaoz zukh khakx. Vieekj zayh var hokh tieeqx noix, chujz vieetx cuaw zaan tookj thieeuw soox duojkh thujkh hieenh theo qui dinhh cuaw Chinhx phuw.

Từng có đề xuất cải tiến 'Tiếq Việt' đơn giản hơn đề xuất của ông Bùi Hiền

Theo Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, từ khi chữ Quốc ngữ ra đời đến nay, nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu cải tiến chữ Quốc ngữ, làm giản tiện và hợp lý hơn nhằm phát huy tốt nhất vai trò và công năng của nó.

Tuy nhiên, cải tiến chữ viết là công việc không thể tùy tiện. Các nhà ngôn ngữ học phải làm việc cẩn thận và phải có những nguyên tắc hợp lí.

Nổi bật nhất trong các đề xuất của giới ngôn ngữ học thời kì này là bản Dự thảo Phương án cải tiến chữ Quốc ngữ bước đầu (vào năm 1960-1961) của GS Hoàng Phê. Ông đã dựa vào cơ sở phân tích hệ thống ngữ âm tiếng Việt đã được các nhà Việt ngữ học cơ bản chấp nhận.

Bản dự thảo đã đề cập:

Các âm vị tiếng Việt và cách viết các âm vị (gồm âm vị nguyên âm đơn, âm vị phụ âm); Kết cấu âm tiết tiếng Việt và cách viết các âm tiết; Vấn đề thêm vần mới và vấn đề viết liền.

Căn cứ vào những nội dung đó, GS Hoàng Phê thử cụ thể hóa bằng việc viết lại bản Tuyên ngôn Độc lập (do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2/9/1945).

Xin trích hai đoạn mở đầu:

TWIÊN NGÔN DỘC LẬP (do Hồ Chủtịch dọc ngằi 2-9-1945)

Tấtcả mọi người dều sinh ra có cwiền bìnhdẳng. Tạohóa cho họ những cwiền không ai cóthể xâmfạm được; trong những cwiền ấi, có cwiền dược sống, cwiền tựzo và cwiền mưucầu hạnhfúc.

[Nguyên bản: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (do Hồ Chủ tịch đọc ngày 2/9/1945)

Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.]

Trao đổi trên Dân Việt, PGS.TS Phạm Văn Tình cho biết, văn bản cải tiến này, chúng ta vẫn đọc và luận ra được. Nhưng dù sao cũng khá xa lạ và gây rắc rối khi làm quen, học và tiếp nhận.

Nếu so sánh với những văn bản thí dụ theo Đề án cải tiến chữ Quốc ngữ mà PGS.TS Bùi Hiền vừa đưa ra thì phương án của GS Hoàng Phê không phức tạp bằng. Nhưng dù đơn giản hơn thì vẫn rất khó để tiếp nhận.

Theo ông Tình, đề án của PGS.TS Bùi Hiền mới chỉ là những dự kiến bước đầu, chưa thực sự hoàn thiện.

Với ngôn ngữ, chữ viết của cả một cộng đồng (dù lớn hay nhỏ), khi đã định hình thì mọi sự thay đổi đều là chuyện đại sự, sẽ nan giải nhiều bề. Điều quan trọng là phải tính tới tính khả thi.

Phương án cải tiến chữ Quốc ngữ khi đưa ra cần phải cân nhắc tới nhiều nhân tố, nếu không vô hình trung chúng ta tự đưa mình vào một “mê hồn trận”, làm đảo lộn nhiều vấn đề liên quan tới chữ viết, ngôn ngữ và văn hóa của cả dân tộc…

Ông Tình cũng bày tỏ: “Ông Bùi Hiền có luận cứ riêng của ông, chúng ta nên ghi nhận tinh thần, thái độ của ông đối với tiếng Việt. Đó là một nhà giáo, nhà khoa học nghiêm túc, tâm huyết. Không phải cứ cái gì lạ, khó thì ta lại chỉ trích, ném đá".

Đức Hòa (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news