Tin mới

Thực hư bức ảnh cô gái ăn tiết canh bị nhiễm "bệnh lạ"

Thứ hai, 17/08/2015, 17:53 (GMT+7)

Thực hư bức ảnh cô gái ăn tiết canh bị nhiễm "bệnh lạ"

Hiện cư dân mạng đang xôn xao về bức ảnh cô gái ăn tiết canh bị nhiễm "bệnh lạ", tai bị sưng tím đen như quả mận. Ngay sau khi được chia sẻ, bức ảnh đã được hơn 7000 lượt xem và chia sẻ, nhiều thành viên cho rằng căn bệnh lạ của cô gái mắc phải là do vi khuẩn liêm cầu ở lợn gây ra.

Ngày 16/8, thành viên mạng xã hội Facebook T.K có chia sẻ một bức ảnh cô gái bị nhiễm "bệnh lạ", tai bên phải của cô gái bị sưng phù, và tím đen như quả mận. Kèm theo bức ảnh, là nội dung cảnh báo: ”Đúng là kinh khủng...sáng chị bạn rủ đi ăn sáng, món tiết canh lợn. Nhưng mình không đi..Đến tối chị bạn gọi điện kêu khóc thảm thiết và gửi cho cái ảnh này và phải đi bệnh viện kiểm tra gấp. Giờ không biết phải làm sao chỉ cầu nguyện cho chị ý không bị gì, cảnh tỉnh cho tất cả các bạn thích ăn món tiết canh lợn nhé”.

Ngay sau khi bức ảnh được chia sẻ, đã thu hút hơn 7000 lượt xem và chia sẻ, cảnh báo về việc ăn món tiết canh lợn gây "bệnh lạ". Trong đó, nhiều thành viên, cho rằng cô gái này bị nhiễm bệnh do vi khuẩn liêm cầu lợn gây ra hoặc là bị nhiễm sán lợn.

Trao đổi trên báo Tri Thức Trẻ, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp- Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, bức ảnh 

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp-  Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết bức ảnh trên không phải hình ảnh tổn thương của bệnh liên cầu lợn.Theo bác sĩ Cấp, hình ảnh tổn thương của bệnh liên cầu lợn có biểu hiện khác. Hơn nữa, triệu chứng của bệnh liên cầu lợn thường thường sau khi ăn tiết canh có sốt cao, các tổn thương da xuất hiện muộn hơn.Diễn biến ban đầu của bệnh liên cầu lợn là các chấm hồng cánh sen rải rác thường ở mặt trước đùi,  mặt ngoài cánh, cẳng tay, gò má, mép vành tai. Sau vài ngày nặng lên mới loang rộng thành mảng tím đen  trên cơ thể.Cũng theo bác sĩ Cấp, tác nhân gây bệnh liên cầu lợn là một loại liên cầu khuẩn có tên là Streptococcus suis (S.suis). Vi khuẩn này thường cư trú ở đường hô hấp trên, đặc biệt là xoang mũi, tai, hầu họng lợn.Tuy nhiên, vi khuẩn cũng có thể có trong đường tiêu hóa và đường sinh dục của lợn. Trong một đàn lợn khỏe cũng có một tỷ lệ nhất định các cá thể lợn mang vi khuẩn.Ở những con lợn khỏe mang liên cầu khuẩn, khi cắt tiết ở vùng cổ, vi khuẩn liên cầu khu trú ở dịch hầu họng lợn bị nhiễm sang tiết canh nên người ăn bị bệnh.Cũng có thể, cuống họng được dùng để đánh tiết canh chưa được nấu chín hẳn có chứa liên cầu khuẩn nên người ăn bị nhiễm. Nếu con lợn được lấy tiết để làm tiết canh bị liên cầu khuẩn, thì bản thân trong phổi lợn, tiết lợn đã có vi khuẩn nguy hiểm này.Với người chế biến lợn nhiễm liên cầu khuẩn cũng có nguy cơ mắc phải do tay chân bị xước tiếp xúc với dịch, máu của lợn bệnh.Tuy nhiên, khi cùng ăn tiết canh một con lợn bị liên cầu khuẩn nhưng không phải ai cũng phát bệnh. Tùy cơ địa, sức đề kháng mỗi người mà người đó có bị phát thành bệnh hay không.Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp khuyến cáo, bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn phải nằm viện điều trị lâu dài, phải lọc máu với chi phí rất tốn kém. Sau điều trị, nhiều người có di chứng, phải cắt cụt tay, chân hoặc bị điếc.Vì vậy, không nên ăn tiết canh của bất kỳ động vật nào.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news