Theo luật sư, do chưa lấy được tiền bảo hiểm nên hành vi thuê người chặt chân, tay của mình giả làm vụ tai nạn của chị N. không bị xem xét trách nhiệm hình sự nhưng có thể bị xử phạt hành chính.
[mecloud]M0S5ABjeih[/mecloud]
Video: Vietnamnet
Vụ việc Lý Thị N. (SN 1986, trú ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội) đã thuê Doãn Văn D. (21 tuổi, nhà ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội) chặt chân tay của chính mình, giả làm vụ Tai nạn giao thông đường sắt để đòi bảo hiểm nhân thọ phải chi trả cho mình 3,5 tỷ đồng vừa được Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội công bố kết quả điều tra gây chấn động dư luận.
Cơ quan công an đánh giá đây là lần đầu tiên ở Việt Nam xảy ra vụ việc nghiêm trọng như vậy.
[mecloud]vY97wPYUG1[/mecloud]
Liên quan đến những vấn đề pháp lý của vụ việc, PV đã cuộc trao đổi với luật sư Quách Thành Lực - Cty Luật Hà Nội Tinh Hoa, Đoàn Luật sư TP Hà Nội.
Luật sư Lực cho biết, Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 tại điều 213 có “Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm” Hành vi “Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm” là một trong những hành vi trong cấu thành tội danh gian lận kinh doanh bảo hiểm.
“Tuy nhiên điều 213 BLHS năm 2015 có cấu thành vật chất, đòi hỏi việc người trục lợi phải chiếm đoạt được tiền bảo hiểm từ tổ chức bảo hiểm. Do N. chưa nhận được tiền bảo hiểm nên không bị xem xét trách nhiệm hình sự về tội danh này.” – luật sư Lực nói.
Hiện trường vụ tai nạn giao thông giả được dựng lên - Ảnh: An ninh thủ đô |
Cũng theo luật sư Lực, hiện nay vẫn theo các quy định BLHS năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 và BLHS này không quy định tội danh liên quan đến trục lợi bảo hiểm nên không có cơ sở pháp lý để xử lý hình sự hành vi của chị N.
“Tuy nhiên, qua quá trình điều tra phát hiện hành vi của N. đủ yếu tố cấu thành tội danh Lừa đảo, lạm dụng chiếm đoạt tài sản thì có thể xử lý về những tội danh này. Thực tế áp dụng pháp luật thì rất hiếm khi hành vi trục lợi bảo hiểm như của N.bị xử lý hình sự.
Vụ việc này được xác định là một giao dịch dân sự, đơn vị bảo hiểm căn cứ trên điều khoản loại trừ trách nhiệm của Hợp đồng bảo hiểm để từ chối chi trả bảo hiểm cho khách hàng” – luật sư Lực nói.
Tuy nhiên, luật sư Lực cũng cho rằng, chị N. có thể bị xử phạt hành chính về hành vi “báo tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền” theo Nghị định 167 năm 2013 của Chính phủ.
Ngày 23/8, thông tin từ Công an Q. Bắc Từ Liêm, lúc 0h5 ngày 5/5, đơn vị này nhận được tin báo từ anh Doãn Văn D. về vụ tai nạn giao thông đường sắt tại thuộc tuyến đường Bắc Hồng - Văn Điển, đoạn qua địa bàn quận Bắc Từ Liêm. Nạn nhân vụ tai nạn là chị L. T. N. bị cụt 1/3 bàn tay trái và 1/3 bàn chân trái. Công an Q. Bắc Từ Liêm đã đưa chị N. vào Bệnh viện 19-8 để cấp cứu và nối lại phần tay đã bị đứt rời. Sau 4 ngày điều trị, chị N. được chuyển lên Bệnh viện Việt Đức điều trị. Các bác sĩ xác định phần tay, và chân bị đứt đã hoại tử nên phải tháo ra. Làm việc với công an, chị N. cho biết do buồn chuyện gia đình nên đi lang thang ra khu vực đường tàu và bị tàu hoả chạy qua hút vào nghiến đứt rời một phần bàn tay và bàn chân. Chị N. kêu cứu và được anh D. ở gần đấy phát hiện đến đưa chị ra khỏi đường tàu rồi trình báo công an. Tuy nhiên, sau hơn 3 tháng điều tra, cơ quan công an kết luận vụ tai nạn đường tàu mà anh D. và chị N. trình báo là giả. Chị N. đã thuê anh D. chặt tay và chân mình sau đó trình báo công an đã bị tàu hoả tông để đòi bảo hiểm chi tiền theo hợp đồng bảo hiểm mà chị N. đã mua trước đó. Nếu vụ lừa đảo này thành công, chị N. sẽ yêu cầu phía bảo hiểm chi trả 3,5 tỉ đồng. |
Xem thêm video:
[mecloud]JeFUE4cE0T[/mecloud]
Tiểu Phương