Tin mới

Thương hiệu đồ chơi nổi tiếng thế giới bắt đầu chiếm lĩnh thị trường đồ chơi Việt

Thứ bảy, 17/09/2016, 09:05 (GMT+7)

Trước kia thị trường đồ chơi Việt Nam chủ yếu bán các sản phẩm từ Trung Quốc, thế nhưng hiện nay thị trường đã đa dạng hơn khi có sự xuất hiện của các thương hiệu đồ chơi nổi tiếng thế giới.

Trước kia thị trường đồ chơi Việt Nam chủ yếu bán các sản phẩm từ Trung Quốc, thế nhưng hiện nay thị trường đã đa dạng hơn khi có sự xuất hiện của các thương hiệu đồ chơi nổi tiếng thế giới.

Từ trước tới nay, thị trường đồ chơi Việt Nam đa phần là đồ chơi Trung Quốc sản xuất, chiếm tới 80% thị phần so với các thương hiệu và sản phẩm quốc tế. Điều gì khiến Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của các thương hiệu đồ chơi Trung Quốc ?

Dễ hiểu, qua khảo sát nhận thấy số lượng trẻ em trong độ tuổi từ 0 đến 14 chiếm tới 40% trong tổng dân số 90 triệu dân của Việt Nam. Điều đó thể hiện tiềm năng đối với đầu tư và sự phát triển trong thị trường đồ chơi.  

 

Bên cạnh đó, các siêu thị lớn và trung tâm mua sắm trong nước cũng được mở rộng, điển hình như Aeon, Lotte, SC ViVoCity, Vinmart, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu các sản phẩm quốc tế, không chỉ từ Trung Quốc mà còn từ các công ty lớn như Disney, Hasbro và Lego,...

Trao đổi về vấn đề thương hiệu đồ chơi thế giới vào thị trường Việt Nam, ông Thomas Giuse Ngô – Giám đốc điều hành Nkid Group chuyên phân phối sản phẩm Hot Wheels, Barbie và Fisher nói rằng, trong vài năm qua việc kinh doanh đồ chơi đã phát triển khá tốt, mức tăng Doanh thu trung bình hằng năm là 50%.

Có một điểm khác biệt dễ dàng nhận thấy nhất đó là, thời gian gần đây các nhãn hiệu đồ chơi Trung Quốc dần dần bị tẩy chay trên thị trường Việt Nam bởi các bậc cha mẹ lo ngại những đồ chơi này có chất lượng thấp, chứa hóa chất độc hại, gây hại cho trẻ em. Cụ thể, theo ông Thomas Ngô, cha mẹ Việt sẵn sàng chi trả số tiền nhiều gấp 20-30% giá trị đồ chơi Trung Quốc để mua những món đồ chơi nước ngoài.

Chính vì nhu cầu ngày càng nhiều như thế, các nhà phân phối đồ chơi đang tích cực khuyến khích tạo ra thương hiệu chiến lược và tập trung đầu tư bán lẻ vào Việt Nam. Một trong số đó là nhà phân phố đồ chơi thông minh nhập khẩu từ Đức Petrosetco (PSD), chuyên phân phối FisherTechnik, FischerTip, Eitech, Teifoc, Revensburger, Big, Ferbedo and Kettler, theo họ nếu nhà phân phối chỉ cần nắm được 2% thị phần là đã nắm chắc 100 triệu USD do hiện tại vẫn còn khá ít sự cạnh tranh trong thị trường đồ chơi an toàn và chất lượng cao tại Việt Nam.

Và để tạo nên sự bùng nổ trên thị trường đồ chơi Việt, nhà đầu tư quốc tế đã và đang nghiên cứu đầu tư các nhà máy sản xuất đồ chơi vào Việt Nam. Công ty Nhật Bản Banco – một chi nhánh của Namco Bandai đã xây dựng một nhà máy tại Hải Phòng chuyên sản xuất đồ chơi bán ra thị trường và xuất khẩu sang châu Âu, hay như tập đoàn Takara Tomy cũng đã thành lập 3 nhà máy sản xuất đồ chơi tại Hải Phòng.

Nhờ những lợi thế như thị trường lớn mởi nổi, chi phí lao động hợp lý, giá nguyên liệu thấp,... dự kiến Việt Nam sẽ trở thành một trong những thị trường hàng đầu Đông Nam Á dành cho các hoạt động sản xuất và phân phối đồ chơi quốc tế.

Lê Khánh (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news