Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một lớp vỏ thiên thạch 4,5 tỷ năm rơi ở miền nam nước Úc.
Mẩu thiên thạch nặng 1,7kg được một nhóm các nhà địa chất và các nhà nghiên cứu từ đại học Curtin ở Perth tìm thấy vài giờ sau khi thiên thạch bị vỡ.
Thông tin trên VnExpress dẫn lại nguồn tin được đăng tải trên The Guardian, nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Perth thu được khối thiên thạch nặng 1,7 kg ở Australia. Thiên thạch này ra đời khi hệ Mặt Trời mới hình thành cách đây 4,5 tỷ năm. Các nhà khoa học tìm thấy nó nhờ mạng lưới 32 máy quay, một máy bay hạng nhẹ, xe địa hình 4 bánh và máy bay không người lái.
BBC ngày 6/1 cho biết các nhà địa chất Trường ĐH Curtin là Phil Bland và Robert Howie đã dùng 32 máy quay điều khiển từ xa để lần theo dấu vết của thiên thạch bên cạnh máy bay chỉ điểm.
"Đây là mẩu thiên thạch già hơn cả bản thân Trái đất. Đó sẽ là mẩu đá lâu đời nhất mà bạn từng cầm trên tay. Nó đến từ giữa sao Mộc và sao Hỏa" - ông Bland nói với Đài ABC.
Thiên thạch được tìm thấy có niên đại khoảng 4,5 tỷ năm tuổi, nó là một trong những bằng chứng quan trọng để nghiên cứu hệ mặt trời. Các nhà khoa học sẽ xét nghiệm để xác định tính chất hóa học và hi vọng sẽ cung cấp cho chúng ta một cái nhìn toàn diện về lịch sử trái đất và hệ mặt trời.