Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là đại diện Việt Nam duy nhất lọt 'bảng vàng' Forbes về đóng góp chống Covid-19
Theo thông tin từ Forbes, tại khu vực châu Á, giới tỷ phú như Jack Ma, Masayoshi Son,… đã có nhiều hoạt động để ủng hộ cuộc chiến chống Covid-19, từ quyên góp tiền, tăng cường sản xuất thiết bị y tế cho đến tham gia sản xuất vaccine.
Tại Việt Nam, tỷ phú Phạm Nhật Vượng của tập đoàn Vingroup đang là cá nhân duy nhất được vinh danh trong cùng bảng vàng với những tỷ phú nói trên.
Hãng tin của Mỹ đã liệt kê những đóng góp của ông và tập đoàn Vingroup trong cuộc chiến đẩy lùi dịch Covid-19 tại Việt Nam.
Trong tháng 4 này, Vingroup là đơn vị đi tiên phong trong hoạt động sản xuất máy thở xâm nhập nhãn hiệu PB560 đồng thời bắt tay vào nghiên cứu máy thở không xâm nhập dựa theo thiết kế do trường Đại học MIT (Mỹ) chia sẻ cho cộng đồng.
Lợi thế của Vingroup là sở hữu 2 công ty con chuyên sản xuất ô tô VinFast và sản xuất thiết bị điện tử VinSmart. Từ đó, tập đoàn này có thể chế tạo đồng thời cả các chi tiết lớn, các chi tiết cơ khí và các chi tiết khó và hiếm hàng tại thời điểm này như các bo mạch điện tử.
Theo thống kê của Forbes, tính đến ngày 16/4/2020, tổng giá trị tài sản ròng của ông Phạm Nhật Vượng đạt 6 tỷ USD.
Tin tức Giá vàng 24h mới nhất hôm nay 17/4
Tin tức giá vàng 24h mới nhất, tin tức giá vàng 24 mới nhất hôm nay, giá vàng mới nhất hôm nay, Giá vàng hôm nay, giá vàng thế giới giao ngay ở mức 1.734 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 6 năm 2020 trên sàn Comex New York đứng ở mức 1.759 USD/ounce.
Giá vàng hôm nay cao hơn 35,2% (451 USD/ounce) so với đầu năm 2019. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 48,0 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn 250 ngàn đồng so với vàng trong nước.
Giá vàng thế giới tăng vọt lên đỉnh 8 năm sau khi xác lập trong tuần trước do sức cầu đối với mặt hàng này lớn, bất chấp dịch Covid-19.
Tin tức giá vàng 24h mới nhất, giá vàng mới nhất hôm nay, giá vàng trong nước chốt phiên ngày 16/4 đa số các cửa hàng vàng tăng giảm giá vàng 9999 thêm bớt 100-200 ngàn đồng cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên liền trước
Giá vàng SJC được Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức 47,55 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,30 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 47,60 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,37 triệu đồng/lượng (bán ra).
Chứng khoán 17/4: Tiền bất ngờ đổ ào ạt vào thị trường cuối tuần
Chứng khoán hôm nay 17/4 mở phiên với sự bắt đáy dè dặt của nhà đầu tư. Tuy nhiên, khi diễn biến đại dịch COVID-19 có tín hiệu tích cực, dòng tiền bắt đáy "rình rập" lâu nay đã đổ ào vào thị trường khiến các chỉ số hưng phấn.
Kết thúc phiên giao dịch, sắc xanh bao trùm toàn thị trường, khi cả 3 sàn đều đóng cửa tăng điểm. VN-Index tăng 1,14% lên 789,6 điểm. VN30-Index tăng 1,16% lên gần 735 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index tăng 1,57%, trong khi UPCOM-Index cũng tăng trên 1%.
VN30-Index tăng 8,41 điểm, tương đương 1,16% lên 734,98 điểm. Có tới 101 triệu cổ phiếu, tương đương 2.435 tỷ đồng được trao tay, tăng 28 triệu cổ phiếu, tương đương 38,4% về khối lượng, tăng 765 tỷ đồng, tương đương 45,8% về giá trị.
Nhiều cổ phiếu nhỏ cũng có những bứt phá đáng ngạc nhiên. Có thể kể đến như DBC của Dabaco tăng 1.800 đồng/CP lên 28.000 đồng/CP, đây là phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp. Nguyên nhân là do Dabaco vừa gây chú ý khi công bố báo cáo tài chính quý I/2020 với lợi nhuận cao nhất lịch sử hoạt động.
BMI của Tập đoàn Bảo Minh tăng trần phiên thứ 5. BMI tăng 1.350 đồng/CP lên 21.000 đồng/CP. AGM tăng 900 đồng/CP lên 13.900 đồng/CP, ghi nhận chuỗi 3 phiên tăng trần liên tiếp. DRH có phiên tăng trần thứ 7 trong tháng 4 khi tăng 330 đồng/CP lên 5.080 đồng/CP…
Cổ phiếu lớn cũng giao dịch ấn tượng. MWG là blue-chips duy nhất suýt tăng trần. MWG tăng 5.100 đồng/CP lên 82.000 đồng/CP, chỉ thấp hơn giá trần 200 đồng/CP. SAB vẫn duy trì sức nóng khi tăng 7.800 đồng/CP lên 165.400 đồng/CP. CTD tăng 2.300 đồng/CP lên 61.700 đồng/CP.
Phát hồ sơ mời thầu lại 182.300 tấn gạo dự trữ quốc gia từ 17/4
Việc đấu thầu 182.300 tấn gạo đưa vào dự trữ quốc gia sẽ bao gồm cả hơn 178.000 tấn gạo đã đấu thầu tháng trước của 28 doanh nghiệp trúng thầu nhưng phần lớn đã từ chối không ký hợp đồng để bàn giao gạo.
Tổng cục Dự trữ Nhà nước dự kiến hoàn thành nhập kho hơn 180.000 tấn gạo trong tháng 6, chậm hơn kế hoạch ban đầu 15-30 ngày. Đồng thời, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã quán triệt đến các Cục dự trữ Nhà nước phải khẩn trương tổ chức mua đủ 100% số lượng gạo được Thủ tướng giao 190.000 tấn gạo dự trữ trong năm 2020.
Tổng cục Dự trữ Nhà nước trước đó mới chỉ ký hợp đồng được 7.700 tấn (đã nhập kho 3.280 tấn). Trong đó, 2 doanh nghiệp ký đủ số lượng gạo đã trúng thầu, 2 doanh nghiệp ký một phần số đã trúng thầu, còn lại 24 doanh nghiệp đã từ chối ký hợp đồng.
Những năm trước cũng có một số nhà thầu từ chối ký hợp đồng sau khi trúng nhưng số lượng rất ít, không quá ảnh hưởng đến nguồn dự trữ quốc gia hàng năm. Tuy nhiên, năm nay, mới xuất hiện hiện tượng hàng loạt các doanh nghiệp từ chối ký hợp đồng.
Theo lý giải của các doanh nghiệp, nguyên nhân các nhà thầu trúng thầu gạo nhưng từ chối ký hợp đồng là vì ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhu cầu của thị trường xuất khẩu gạo tăng cao, giá gạo liên tục tăng từ thời điểm dự thầu tới khi có kết quả trúng thầu nên nhà thầu không thực hiện được và có văn bản từ chối ký hợp đồng.
Tổng cục Dự trữ Nhà nước cũng nhấn mạnh, việc các doanh nghiệp bỏ thầu lần này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu mua dự trữ gạo quốc gia hiện nay.
Tổng cục Dự trữ Nhà nước đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan nghiên cứu sửa đổi Luật Đấu thầu để quy định mức đảm bảo dự thầu cao hơn hoặc thêm chế tài xử lý khác.