Tin mới

"Tội phạm đang lợi dụng triệt để Facebook, Zalo để gây án"

Thứ hai, 08/08/2016, 10:47 (GMT+7)

"Hiện nay các mạng xã hội Facebook, Zalo... rất phát triển. Tội phạm đang lợi dụng triệt để các kênh này để phạm tội", Thượng tá Hà Thị Hằng, Phó trưởng phòng PC50, Công an TP Hà Nội cho biết.

"Hiện nay các mạng xã hội Facebook, Zalo... rất phát triển. Tội phạm đang lợi dụng triệt để các kênh này để phạm tội", Thượng tá Hà Thị Hằng, Phó trưởng phòng PC50, Công an TP Hà Nội cho biết.

Sáng ngày 8/8, Báo Đời sống & Pháp luật phối hợp cùng Báo điện tử Người Đưa Tin tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến "Vì bình yên Thủ đô Hà Nội).

Tại buổi giao lưu, trả lời câu hỏi của độc giả: "Hiện nay mạng facebook (Zalo, Viber,...) rất phát triển tại Việt Nam. Những loại tội phạm như thế nào thường xuất hiện trên mạng xã hội này?", Thượng tá Hà Thị Hằng- Phó trưởng phòng PC50, Công an TP Hà Nội cho biết, tội phạm đang lợi dụng triệt để các kênh này để gây án.

Theo Thượng tá Hằng, hiện nay các mạng xã hội Facebook, Zalo... rất phát triển. Tội phạm đang lợi dụng triệt để các kênh này để phạm tội. Các đối tượng phản động, chống phá lợi dụng các mạng xã hội để chống phá nhà nước. Ngoài ra, các loại hình tội phạm, gây mất trật tự xã hội cũng rất phát triển.

Thượng tá Hà Thị Hằng, Phó trưởng phòng PC50: "Tội phạm lợi dụng triệt để Facebook, Zalo để gây án"

Cụ thể, tội phạm sử dụng mạng xã hội đăng tin thất thiệt, trục lợi. Ví dụ như thông tin: Vụ bắt cóc trẻ em ở Văn Quán; nữ sinh bị giết, hiếp tại ĐH Công nghiệp; Sử dụng MXH để truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Phòng PC50 đã xử lý 15 vụ; Bán hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng cấm.

Trong đó nhóm tội phạm lợi dụng MXH để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, xu hướng năm sau nhiều hơn năm trước, với 5 loại hình: Giả mạo website đưa các thông tin khuyến mại (nhà mạng) để người đọc mua thẻ nhằm trục lợi bất chính. Thứ 2 là chiếm dụng quyền quản lý (hack) liên hệ người thân để lừa đảo tiền bạc, kêu gọi hợp tác đầu tư sau đó chiếm đoạt. Thứ 3 là giả mạo các nhà mạng để đăng tin trúng thưởng SH, Piagio, sau đó yêu cầu chuyển tiền để chiếm đoạt tài sản.

Trong thời gian qua, phòng PC50 đã khám phá nhiều trường hợp giả mạo các trang bán hàng uy tín sau đó chiếm đoạt. Một trường hợp khác là giả làm người nước ngoài, làm quen trên mạng Facebook (thường nhắm đến phụ nữ) sau đó tặng quà, một kẻ khác trong đường dây đóng giả làm nhân viên hải quan yêu cầu người nhận đóng các phí để nhận quà và bị chiếm đoạt.

PC 50 khuyến cáo người dân tăng cường cảnh giác, tránh bị lừa đảo.

Cũng tại buổi giao lưu, một độc giả ở quận Ba Đình đặt câu hỏi: "CSGT Hà Nội là lực lượng nhiều lần bị côn đồ tấn công, người vi phạm chống đối. Có giải pháp nào giải quyết vấn đề này?". Thượng tá Trịnh Văn Sỹ, Phó trường Phòng PC67 cho biết, trong những năm vừa qua xảy ra các vụ côn đồ bất ngờ tấn công cảnh sát giao thông (CSGT) đang thực thi công vụ, để giải quyết vấn đề này, lực lượng CSGT được trang bị thêm vũ khí, tổ chức các lớp huấn luyện nghiệp vụ.

Khi đã xảy ra các vụ chống người thi hành công vụ thì căn cứ vào pháp luật để xử lý nghiêm và kịp thời răn đe. CATP tổ chức bồi dưỡng cho về văn hóa ứng xửa cho cán bộ chiến sĩ.

Trong 6 tháng đầu năm 2016 trên địa bàn thành phố xảy ra 2 vụ chống người thi hành công vụ, số vụ giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

H.Yên 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news