Tin mới

Cuộc tranh cãi bất tận về việc "bỏ" Tết cổ truyền

Thứ hai, 16/01/2017, 09:41 (GMT+7)

Mới đây, chia sẻ với báo chí, nhà văn trẻ Tuệ Nghi đã nêu quan điểm cá nhân của mình về việc gộp Tết âm lịch (Tết cổ truyền) vào Tết dương lịch, khiến cuộc "tranh cãi" về việc "bỏ" Tết cổ truyền lại gay cấn.

Mới đây, chia sẻ với báo chí, nhà văn trẻ Tuệ Nghi đã nêu quan điểm cá nhân của mình về việc gộp Tết âm lịch (Tết cổ truyền) vào Tết Dương lịch, khiến cuộc "tranh cãi" về việc "bỏ" Tết cổ truyền lại gay cấn.

Cụ thể, chia sẻ quan điểm của mình trên báo VTC News, nhà văn trẻ Tuệ Nghi cho hay, những năm trở lại đây, cứ mỗi dịp xuân về lại bùng nổ dữ dội tranh cãi vấn đề nghỉ Tết.

"Người ta hô hào hội nhập kinh tế nhưng vẫn muốn giữ khư khư lề lối văn hoá truyền thống đó là Tết cổ truyền. Tôi không phủ nhận, Tết cổ truyền mới đúng là Tết sum họp của người Việt nhưng nó không còn phù hợp với tốc độ phát triển xã hội nhanh vũ bão như hiện nay".

Cũng theo nhà văn trẻ Tuệ Nghi, việc chúng ta đang quyến luyến đó chính là Tết xua, những cái Tết có lẽ chưa đủ đầy như bây giờ nhưng trọn vẹn vị Tết. Còn hiện tại: "chúng ta đang sống ở cái thời mà giáp giao thừa vẫn còn có thể chạy ra mua vội mớ củ kiệu đóng hộp, mấy cái bánh chưng làm sẵn, đống mứt nhiều màu của tây của tàu đủ cả. Rồi chúng ta bỏ tiền tỷ ra để tái hiện những không gian tết xưa, vô cùng lãng phí và gượng ép", nhà văn Tuệ Nghi cho hay.

Nhà văn trẻ Tuệ Nghi cũng cho rằng, khi các nước nghỉ Tết tây, chúng ta cũng nghỉ. Tuy nhiên, khi các nước quay lại làm việc, chúng ta lại tiếp  tục chuẩn bị nghỉ Tết cổ truyền. Trong khi đó tốc độ kinh tế phát triển chóng mặt như hiện nay, các doanh nghiệp đua nhau tới từng phút từng giây, sự thắng thua trên thương trường quốc tế nó khác lắm với cái sự chém gió hơn thua nhau trên bàn nhậu những ngày Tết.

Ngay sau khi quan điểm cá nhân của nhà văn trẻ Tuệ Nghi được chia sẻ, cuộc "tranh cãi" về việc "gộp" Tết cổ truyền vào Tết dương lịch lại gay cấn.

Được biết, đây không phải là lần đầu tiên có những tranh cãi về việc này. Quan điểm về việc gộp Tết cổ truyền vào Tết dương lịch đã có từ lâu và dường như cuộc tranh cãi này càng bất tận.

Trước đó, vào năm 2006, GS.TSKH Võ Tòng Xuân là người công khai đề xuất trên báo chí việc đề xuất gộp Tết Nguyên đán vào Tết Dương lịch và đón Tết theo lịch Dương. Chia sẻ trên báo Gia đình và Xã hội, GS. Xuân cho biết, thời điểm năm 2006, khi ông có đề xuất trên thì có khoảng 70% người không đồng tính, tuy nhiên về sau số người ủng hộ ông đã tăng lên. Những người ủng hộ phần lớn là thành phần trí thức, có công văn việc làm ổn định, sự nghiệp thành đạt. Theo GS. Xuân, đa phần họ đều thấy việc ăn chơi, nghỉ ngơi cả tháng Tết cổ truyền sẽ gây thiệt thòi cho công việc, gián đoạn những mối quan hệ giao tiếp với đối tác.

Vào năm 2014, chia sẻ trên báo chí, Chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan, Nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết hoàn toàn đồng ý với quan điểm đón Tết cổ truyền theo dương lịch của Giáo sư Xuân. Theo bà Lan, cần sớm có lộ trình gộp Tết ta và Tết Tây


Chuyên gia Phạm Chi Lan: Cần sớm có lộ trình gộp Tết ta và Tết Tây


Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng nói bà hoàn toàn đồng ý với quan điểm đón Tết cổ truyền theo dương lịch của Giáo sư Võ Tòng Xuân đăng trên VTC NewsXét trên góc độ kinh tế, theo bà Chi Lan, về lâu về dài nước ta nên theo cái chung của các nước khác, tức là nghỉ một dịp thôi. 
"Dịp đó có thể dài hơn nhưng nghỉ một kỳ. Hiện nay thời gian nghỉ giữa 2 cái Tết đang gây ảnh hưởng ghê gớm tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty", chuyên gia này nói.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news