Tin mới

Tránh lỗi “dở khó đỡ” khi làm đề thi môn Toán

Thứ hai, 19/05/2014, 09:00 (GMT+7)

Theo thăm dò, môn Toán là môn học sinh dễ “giậm chân bình bịch” sau khi thi vì khi không mà bị mất điểm.

Theo thăm dò, môn Toán là môn học sinh dễ “giậm chân bình bịch” sau khi thi vì khi không mà bị mất điểm.

 

Dưới đây là 6 lỗi sai được các học sinh bình chọn nhiều nhất.

1. Viết sai đề, thiếu đề (cộng thành trừ, x 2 thành x 3…), không đọc kỹ đề (câu 1 có 3 phần a, b, c, mà chỉ làm a, b rồi “nhảy cóc” qua câu 2). 

Tránh lỗi “dở khó đỡ” khi làm đề thi môn Toán

2. Bấm nhầm máy tính (thiếu ngoặc đơn, ngoặc kép, tính hàm lượng giác bấm sai đơn vị đo góc (Deg, Rad, Gra)…).

Tránh lỗi “dở khó đỡ” khi làm đề thi môn Toán

3. Còn 10 phút hết giờ làm bài: Quýnh quáng tính sai 4 x 4 = 8; tính nhẩm không thèm bấm máy tính.

Tránh lỗi “dở khó đỡ” khi làm đề thi môn Toán

4. Giải phương trình: Chuyển vế quên đổi dấu (lỗi khó phát hiện nhưng để lại “hậu quả” lớn).

Tránh lỗi “dở khó đỡ” khi làm đề thi môn Toán

5. Vẽ hình không gian: phần khuất là nét đứt khúc thì lại vẽ nét liền, quên ký hiệu góc vuông, cạnh bằng nhau… Câu cuối phải vẽ thêm đường mới để chứng minh, nhưng chỉ vẽ ra nháp, quên vẽ vào giấy.

Tránh lỗi “dở khó đỡ” khi làm đề thi môn Toán

6. Nhớ nhầm công thức đạo hàm, tích phân… Giải phương trình trong nháp ra 3 nghiệm, lúc ghi vào giấy thi chỉ ghi có 2 nghiệm. 

Tránh lỗi “dở khó đỡ” khi làm đề thi môn Toán

Để không phải “than trời”

Thầy Trần Mạnh Quỳnh (Tổ trưởng tổ Toán, Trường THPT Võ Thị Sáu, Q.Bình Thạnh) bày chiêu cho các học sinh:

• Khi nhận đề, các bạn nên đọc qua một lượt, và chọn làm những câu mình biết để lấy tự tin. 

• Khi khai triển một biểu thức, các bạn không nên làm tắt, mà khai triển ra từng bước, đầy đủ. 

• Nếu ta dùng ký hiệu mới không có trong đề bài thì phải giải thích. Ví dụ ta lấy M làm trung điểm AB (đề bài không cho M) thì ghi rõ: “Gọi M là trung điểm AB”. • Nhớ có kết luận sau khi giải xong phương trình. Ví dụ, đề bài cho “Định m để phương trình có 3 nghiệm”, thì cuối bài phải có kết luận:“Vậy, với m = 5 thì phương trình có 3 nghiệm”. 

• Đối với hình không gian, các bạn nên vẽ hình phẳng ra giấy để tính cho đúng. Ví dụ, đáy là hình vuông, thì nên vẽ ra nháp hình vuông riêng biệt để dễ nhìn. 

• Và điều quan trọng nhất vẫn là đọc kỹ đề, làm cẩn thận từng bước, viết chậm rãi từng con số, từng cái dấu các em nhé.

Theo Mực tím

Xem thêm clip có thể bạn quan tâm:

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news