Tin mới

"Trẻ 10 tuổi biết yêu thì hãy khuyến khích trẻ yêu"

Thứ tư, 15/01/2014, 15:24 (GMT+7)

Trẻ lên 10 đã biết yêu, cha mẹ hoảng hốt. Thạc sĩ bác sĩ tâm lý Kiều Thanh Hà, khoa tâm lý, Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM chia sẻ với quý cha mẹ một chiến lược "trẻ yêu thì khuyến khích trẻ yêu" theo hai hướng, với kết quả nhẹ nhàng bất ngờ.

Trẻ lên 10 đã biết yêu, cha mẹ hoảng hốt. Thạc sĩ bác sĩ tâm lý Kiều Thanh Hà, khoa tâm lý, Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM chia sẻ với quý cha mẹ một chiến lược "trẻ yêu thì khuyến khích trẻ yêu" theo hai hướng, với kết quả nhẹ nhàng bất ngờ.

 Hiểu khó khăn của con

Bác sĩ Hà cho biết, trước hết cha mẹ cần hiểu khi bước vào độ tuổi 9 hay 10 tuổi, đó là tuổi tiền dậy thì. Đó là thời kỳ đầy khó khăn, một cách tự nhiên của con.
Chúng bắt đầu quan tâm đến người khác giới, nhận biết về giới tính, phát triển mạnh về cảm xúc khác giới nên có cảm giác nhớ thương, sao xuyến và có tình cảm với một người bạn khác giới, thậm chí sex với bạn khác giới.Cảm xúc yêu đến một cách tự nhiên."Cảm xúc yêu không thể khóa được", bác sĩ Hà nói.Sau khi chấp nhận điều tự nhiên đó, cha mẹ có thể đồng hành cùng con trong thời kỳ khó khăn này của con. Khuyến khích như thế nào?

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

1. Bình thường hóa thần tượng

Theo bà Hà, vào tuổi này, đối với trẻ "yêu" có nghĩa là "thần tượng".Để biết con mình thương nhớ ai, bà Hà bật mí, các bậc phụ huynh nên đứng về phía trẻ, ủng hộ trẻ trong chuyện yêu đương. Khi các bậc phụ huynh ủng hộ con, lúc đó các bậc phu huynh sẽ trở thành bạn của con mình, xóa đi khoảng làm cha, làm mẹ. Nhờ đó trẻ sẽ kể hết cho các bậc phụ huynh biết vì sao thích người đó, cảm xúc với người đó…

Nhờ đó mà các bậc phụ huynh biết được ưu điểm của người mà con mình thích.Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng có thể xác định đối tượng mà con mình thích, nhớ nhung, sao xuyến bằng cách theo dõi sự lặp đi lặp lại của con mình với một đối tượng nào đó. Để xác định sự lặp đi lặp lại này cần thời gian 3 tháng theo dõi, đó là khoảng thời gian đủ để xác định sự lặp đi lặp lại.
Khi biết con mình nhớ nhung một ai đó, các bậc phu huynh nên khéo léo hỏi, con thích người đó về điều gì, xem có giống cha, mẹ ngày xưa không. Từ những điều gợi ý trên, các bậc phụ huynh sẽ nghe con mình nói thích người đó ở điểm gì. 
Cũng theo bà Hà, trẻ ở độ tuổi này khi thích hay yêu một ai đó, thường là thần tượng người đó ở một điểm đặc biệt, các bậc phụ huynh nên khuyên con đừng quá thần tượng người đó ở một điểm giỏi mà  thử tìm một điểm yếu nào đó của người ấy xem có thể chấp nhận được không.
Bà Hà kết luận, chính điều này nhiều khi trẻ sẽ sụp đổ thần tượng và khiến trẻ có thể quên đi cảm giác yêu người đó.
2. Cho trẻ thực hiện nhiều ước muốn khác
Theo bà Hà, hầu hết trẻ em ở độ tuổi này thường hay bị các bậc phụ huynh khóa hết những ước muốn, chính vì khóa hết những đam mê, sở thích của trẻ nên trẻ tập trung vào chuyện yêu."Vì yêu không khóa được", bà Hà nói.Do đó các bậc phụ huynh cần phải mở hết cho trẻ được làm tất cả những ước muốn của mình sẽ làm giảm sự tập trung vào chuyện yêu. 
Bà Hà cho rằng, ở độ tuổi này, trẻ có rất nhiều những ước mơ, đòi hỏi và ích kỷ cũng nhiều hơn so với tuổi khác. Đây là điểm yếu nhưng cũng là điểm mạnh để hướng trẻ vào những ước mơ khác mà có thể quên đi chuyện tình yêu.
Các bậc phụ huynh nên đề nghị con mình liệt kê những ước muốn, trong số những ước muốn đó, các bậc phụ huynh có thể chắc lọc để duyệt khoảng 5 ước muốn và đáp ứng những ước muốn đó.Khi được cha, mẹ đáp ứng những  ước muốn đó, chắc chắn trẻ sẽ tập trung vào những điều đó, quên đi chuyện yêu  đương. “Khi hướng trẻ vào đam mê này thì đam mê khác sẽ giảm, đó là quy luật. Đối với trẻ ở độ trên này, cảm xúc không ổn định, dễ thay đổi, chuyện tình cảm, nhớ nhung một ai đó cũng dễ quên”, bà Hà khẳng định 

Theo Một thế giới

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news