Tin mới

TS. Nguyễn Xuân Thủy: "Nói tàu điện Trung Quốc không tốt là thiếu chính xác"

Thứ năm, 11/06/2015, 14:31 (GMT+7)

Trung Quốc còn làm được cả máy bay, làm được cả vệ tinh thì chuyện sản xuất được tàu đường sắt cao tốc cũng không có vấn đề gì.

Trung Quốc còn làm được cả máy bay, làm được cả vệ tinh thì chuyện sản xuất được tàu đường sắt cao tốc cũng không có vấn đề gì.

Đó là nhận định của chuyên gia giao thông - TS Nguyễn Xuân Thủy liên quan tới việc dư luận đang băn khoăn, lo ngại khi hay tin tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ mua 13 đoàn tàu, loại tàu B1 của Trung Quốc.

Thông tin trên báo Giao thông Vận tải, ông Thủy cho biết, thời gian làm đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, nhà thầu Trung Quốc không đáp ứng được tiến độ, liên tục đội vốn và mất an toàn lao động khiến người dân ái ngại về việc chọn tàu điện Trung Quốc cho tuyến đường này sẽ tiềm ẩn rủi ro.

 

TS. Thủy cho rằng, không nên lo tàu điện Trung Quốc "tốn kém"

Tuy nhiên, nếu nói chất lượng tàu điện Trung Quốc không tốt là không chính xác vì nền công nghiệp đường sắt của Trung Quốc có từ lâu đời, họ sản xuất được đầu máy điện, toa xe, các công trình đường sắt đều làm rất tốt.

Theo phân tích của ông Thủy, rút kinh nghiệm từ việc chọn nhà thầu thi công đường sắt trên cao, có thể đánh giá cả phía bạn Trung Quốc và phía ta đều sai.

"Sai là do ta chọn đối tác không tốt. Khi chọn, ta phải xem sản phẩm người ta đã từng làm ở đâu, làm ở nước nào, chất lượng ra sao, có đảm bảo không thì hãy chọn chứ không phải ký hợp đồng vu vơ với công ty nào đó mà họ làm ra các sản phẩm không theo ý mình" - ông nhấn mạnh.

Theo ông, vốn ODA Trung Quốc cấp cho mình, trong hợp đồng ghi rõ phải sử dụng công nghệ, kỹ thuật, phương tiện của họ sản xuất là đúng nhưng cũng không nên lo tàu điện Trung Quốc kém.

Nếu phải lo thì lo đối tác mình chọn có đúng hay không, sự ràng buộc của mình có chặt chẽ hay để họ dễ dàng lọt lưới, đưa tàu không tốt vào Việt Nam với giá quá cao”, ông Thủy nói.

Ông chỉ rõ: Tàu Trung Quốc nếu là cơ sở đóng tốt, có công nghệ tốt thì nó vẫn tốt so với các nước chứ không phải vật liệu, vật tư kém. Vấn đề ở đây là kinh doanh trên thương trường. Việt Nam phải chọn chuyên gia giỏi, hiểu biết sâu về điện, tự động hóa, cơ điện, phải từng người một giám sát, kiểm định chất lượng rồi mới đưa tàu về.

"Nên nhớ là hợp đồng phải ràng buộc chặt chẽ giữa hai bên, nếu tàu quá hư hỏng thì anh phải thay tàu khác cho tôi.

Tôi nhận viện trợ ODA của anh, tôi đảm bảo cho anh được đấu thầu, được cung cấp vật liệu, kỹ thuật nhưng đổi lại tàu anh bán cho tôi phải tốt, an toàn, nếu không thì tôi không cần ODA của anh nữa, không thể nhận ODA bằng mọi giá như thế" - vị chuyên gia giao thông nêu quan điểm.

Phong Vân (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news