Tin mới

Tướng Đặng Ngọc Nghĩa: Luật An ninh mạng không giám sát hoạt động người dân

Thứ tư, 13/06/2018, 08:53 (GMT+7)

Thiếu tướng Đặng Ngọc Nghĩa cho rằng tất cả quốc gia đều quản lý. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, không gian mạng, an ninh mạng, thông tin mạng chúng ta phải nắm. Mỗi quốc gia có cách làm, phương pháp làm riêng.

Thiếu tướng Đặng Ngọc Nghĩa cho rằng tất cả quốc gia đều quản lý. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, không gian mạng, an ninh mạng, thông tin mạng chúng ta phải nắm. Mỗi quốc gia có cách làm, phương pháp làm riêng.

Tin tức trên VTC News cho hay, trả lời bên hành lang Quốc hội, Thiếu tướng Đặng Ngọc Nghĩa, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội khẳng định vấn đề kiểm soát an ninh mạng là vấn đề quan trọng hiện nay.

"Tất cả quốc gia đều quản lý. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, không gian mạng, an ninh mạng, thông tin mạng chúng ta phải nắm. Mỗi quốc gia có cách làm, phương pháp làm riêng. 

Vừa qua, trên lĩnh vực này, chúng ta đã làm nhưng chưa tốt, vẫn còn lỗ lọt, vẫn có hiện tượng lợi dụng mạng xã hội, hệ thống thông tin mạng để chống phá chế độ, chống phá lĩnh vực kinh tế, hàng không, kể cả lĩnh vực an ninh quốc gia. Vấn đề này, chúng ta thấy được có những khiếm khuyết.

Trên lĩnh vực kinh tế, đây là khâu yếu. Theo số liệu, chúng ta có trên 40 triệu công dân sử dụng mạng nhưng không thu được đồng thuế nào cả. Đây là sơ hở. Mới đây, châu Âu từng đánh thuế phạt Google hàng triệu USD.

Tuong Dang Ngoc Nghia: Luat An ninh mang khong anh huong den tu do ca nhan cua nguoi dan hinh anh 1

 Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa phát biểu tại Quốc hội.

Đây là về vấn đề quản lý nhà nước. Hiện Bộ Thông tin truyền thông có luật an toàn thông tin mạng. Luật An ninh mạng sẽ đi sâu vào những thông tin quan trọng của quốc gia, an ninh quốc gia. Bộ Công an tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội phải làm tốt nội dung này. Dĩ nhiên, trong dự thảo luật, còn một số nội dung còn chồng chéo. Ví dụ hai bộ còn thẩm tra, giám sát, kiểm tra chung một số lĩnh vực. Cái này đề nghị cần phân rõ ra. Chính phủ phải là trọng tài. Cái này phải làm khẩn trương sau khi luật ra đời. 

Với những lĩnh lực thông tin khác, trong luật, điều 24 quy định rõ, khi có yêu cầu của cơ quan chủ quản hoặc phát hiện thấy vi phạm thì chúng ta phải ngăn chặn, yêu cầu đơn vị chủ quản phải dừng ngay sai phạm hoặc bóc tách nội dung xấu ảnh hưởng đến chế độ.

Đồng thời, đề nghị, khuyến nghị các tổ chức nước ngoài đặt cơ quan đại diện hoặc văn phòng ở đây". 

Trước những lo ngại luật An ninh mạng khiến cho thông tin người dùng dễ dàng bị quản lý, chi phối, Thiếu tướng Nghĩa nhấn mạnh: "Quyền công dân được Hiến định, người dân không bị ảnh hưởng hay bị giám sát hoạt động gì. Những thông tin quan trọng của an ninh quốc gia ở đây là của các chủ quản, như cơ quan của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các tổ chức kinh tế lớn như sân bay, ngân hàng..., không đi sâu vào cá nhân. Họ thẩm tra là để cảnh báo và có phương án xử lý".

Cũng liên quan đến vấn đề thông tin người dùng trước Luật An ninh mạng, trên VOV, Thiếu tướng, GS, TS Nguyễn Minh Đức, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho hay: "Tôi có thể khẳng định rằng sẽ không bao giờ xảy ra việc lộ lọt thông tin người dùng. Thực tế từ khi thành lập đến nay, các lực lượng chuyên trách của Bộ Công an luôn thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự, bao gồm từ quản lý cư trú, căn cước lai lịch công dân; giao thông; kinh doanh ngành nghề có điều kiện về an ninh, trật tự; xuất nhập cảnh;... chưa bao giờ có sự lộ lọt thông tin.

Việc bảo đảm bí mật tuyệt đối thông tin cá nhân của công dân vừa là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ pháp lý; nếu để lọt, lộ sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả".

Thiếu tướng Nguyễn Minh Đức cũng cho biết thêm các công ty như Google, du thao luat an ninh mang khong can tro viet nam thuc hien cac cam ket quoc te hinh 1 Thiếu tướng Nguyễn Minh Đức.

Với những lý do nêu trên, pháp luật nhiều nước siết chặt hoạt động của Google, Facebook, Amazon... các công ty này sẽ có nguy cơ thất thu lớn, nên họ đã ứng xử rất nhanh, bằng việc sẵn sàng thỏa hiệp với chính quyền các nước để lựa chọn giải pháp an toàn, hợp pháp không bị phạt hoặc cấm.

Chính vì vậy, khi Việt Nam xây dựng Luật An ninh mạng, các công ty này đã tìm cách tiếp cận với chúng ta nhằm đàm phán và chấp nhận các điều khoản quy định trong dự thảo Luật, để họ vẫn có thể hoạt động trên thị trường Việt Nam một cách an toàn theo pháp luật Việt Nam và vẫn thu được lợi nhuận chính đáng cũng như nộp thuế theo pháp luật Việt Nam, mà không bị ngăn cấm.

Các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách chống phá Nhà nước ta, nên tìm mọi cách để xuyên tạc sự thật, bằng mọi thủ đoạn tác động tới một bộ phận thiếu hiểu biết về không gian mạng, về thương mại điện tử, nên cho rằng việc ban hành Luật An ninh mạng sẽ “gây khó” hay “thêm gánh nặng hành chính” cho doanh nghiệp, từ đó đã hiểu sai về chủ trương, mục đích của việc ban hành Luật An ninh mạng.

Trang Vũ (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news