Năm nay, kỳ thi tuyển sinh vào 10 tại Hà Nội mặc dù được đăng ký 3 nguyện vọng, nhưng thực tế hằng năm vẫn có tình trạng thí sinh tuy đạt điểm cao nhưng vẫn không trúng tuyển vào trường THPT công lập, nhất trong bối cảnh chỉ có khoảng 55,7% tổng số học sinh đăng ký dự tuyển được vào các trường công lập. Vì vậy, chọn nguyện vọng là khâu quan trọng, có ý nghĩa quyết định với các thí sinh thi lớp 10.
Là học sinh lớp 9 tại trường THCS trên địa bàn phường Văn Miếu, quận Đống Đa, em Nguyễn Minh Thư cho biết mặc dù có định hướng thi chuyên ngôn ngữ Nhật nhưng với tỉ lệ chọi như năm nay em cũng rất lo lắng khi đăng ký nguyện vọng.
“Em chỉ đăng ký 2 nguyện vọng và có mức chuẩn năm học trước khá chênh nhau để tỉ lệ đỗ cao hơn. Đến nay, ngoài ôn tập em cũng theo dõi và tìm hiểu thông tin của các trường để có phương án tốt nhất, nhưng tâm lý chung vẫn rất băn khoăn cho kết quả của mình”, em Minh Thư chia sẻ.
Tại các trường, ngay sau khi có kế hoạch tuyển sinh vào 10, công tác tư vấn, định hướng cho học sinh, phụ huynh đã được diễn ra.
Trao đổi với Người Đưa Tin, bà Nguyễn Thị Vân Hồng – Hiệu trưởng Trường THCS Chương Dương (quận Hoàn Kiếm) cho biết nhà trường đã sớm tổ chức hội nghị định hướng vào lớp 10 và có sự tham gia của đông đảo các phụ huynh của khối lớp 9.
“Buổi này nhằm đánh giá rõ lực học của các con, đưa đến cho thông tin tỉ lệ chọi vào 10 năm nay và phân tích điểm chuẩn vào các trường THPT trên địa bàn quận những năm gần đây từ đó cung cấp thông tin cho phụ huynh”, bà Hồng bày tỏ.
Đại diện nhà trường nhận thấy cần để cha mẹ hiểu ngoài thi vào các trường công lập các con có rất nhiều lựa chọn sau khi tốt nghiệp THCS. Bà Hồng cho rằng: “Chúng tôi không ép học sinh, mà chỉ tư vấn những lựa chọn phù hợp nhất. Và cũng có sự tham gia của các trường cao đẳng, dạy nghề, trung tâm GDNN-GDTX đến để tư vấn giúp cha mẹ có cái nhìn thực tế và khách quan hơn”.
Theo bà Hồng, việc định hướng tốt giúp tâm lý phụ huynh cũng đã dần thay đổi, tại trường nhiều bố mẹ đã sớm định hướng cho con theo học nghề du lịch, làm đẹp để con có thể tìm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. “Việc đăng ký nguyện vọng cần tôn trọng ý kiến của cả học sinh, năng lực của con và hoàn cảnh của gia đình để cân nhắc lựa chọn. Không nên đặt vấn đề thi hay không, điều quan trọng cần giảm áp lực cả tinh thần lẫn thể chất cho các con”, bà Hồng đưa ra lời khuyên.
Đối với công tác ôn tập cho kỳ thi, mặc dù đã chốt số môn thi nhưng hiện nay học sinh vẫn phải học lượng kiến thức theo đúng chương trình và kết thúc trước 28/4, sau đó nhà trường sẽ tổ chức ôn thi 3 môn Văn, Toán, Anh.
Cũng cho rằng cần hiểu rõ năng lực của con em mình, bà Nguyễn Thanh Hằng – Hiệu trưởng Trường THCS Hai Bà Trưng (quận Hai Bà Trưng) bày tỏ: “Chúng tôi thực hiện theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT Hà Nội về công tác phân luồng học sinh và phối hợp các trường để tư vấn tuyển sinh cho các em”.
Đây là thời điểm trường đang hoàn thành các bài giảng của chương trình lớp 9. Sau đó, giáo viên sẽ tập trung ôn luyện các môn thi vào lớp 10. Sẽ có các buổi kiểm tra, đánh giá để phụ huynh và học sinh có căn cứ để lựa chọn nguyện vọng cho con.
“Căn cứ tình hình năm nay, các em đăng ký nguyện vọng cần phù hợp với năng lực, hiểu và thực hiện đúng những quy định xét tuyển để có kết quả tốt nhất”, bà Hằng chia sẻ.
Năm học 2023-2024, Hà Nội tiếp tục chia thành 12 khu vực tuyển sinh. Thí sinh căn cứ bảng phân chia khu vực tuyển sinh để đăng ký dự tuyển theo quy định. Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng (NV) dự tuyển tối đa vào 3 trường THPT công lập, xếp theo thứ tự NV1, NV2 và NV3. Trong đó, NV1 và NV2 phải vào trường THPT thuộc cùng một khu vực tuyển sinh mà học sinh có nơi thường trú; NV3 có thể thuộc một trường THPT thuộc một khu vực tuyển sinh bất kỳ. Nếu học sinh chỉ đăng ký 2 NV vào 2 trường THPT công lập thì phải đăng ký NV1 vào trường THPT thuộc khu vực tuyển sinh theo quy định, NV2 vào trường THPT thuộc khu vực tuyển sinh bất kỳ. Nếu học sinh chỉ đăng ký 1 NV vào 1 trường THPT công lập, thì có thể đăng ký vào trường THPT thuộc khu vực tuyển sinh bất k |