Tin mới

USD đồng loạt tăng giá: Tín hiệu vui hay buồn?

Thứ sáu, 09/01/2015, 09:59 (GMT+7)

Các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng mạnh giá đối với cặp tiền tệ USD/VND sau quyết định điều chỉnh tăng 1\% biên độ tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước. Nhiều chuyên gia đánh giá, đây là bước đi khôn ngoan để tạo bình ổn giá cho cả năm.

Các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng mạnh giá đối với cặp tiền tệ USD/VND sau quyết định điều chỉnh tăng 1% biên độ tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước. Nhiều chuyên gia đánh giá, đây là bước đi khôn ngoan để tạo bình ổn giá cho cả năm.

Cuối chiều 6/1, Ngân hàng Nhà nước quyết định giảm giá tiền đồng thêm 1%, bằng cách nâng tỷ giá tham chiếu hàng ngày USD/VND từ mức 21.246 lên 21.458 VND. Theo đó, các Ngân hàng thương mại đã đồng loạt tăng giá đối với các cặp tiền tệ USD/VND. Hiện giá USD bán ra cao nhất ở mức 21.520 đồng/USD.

Cuối năm, giá USD có tăng vọt?

Việc USD tăng giá liệu có ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam?.

Năm 2014, thị trường có 3 đợt “sóng” tỷ giá lớn, nhưng sau đó đều ổn định trở lại, khi Ngân hàng Nhà nước can thiệp bằng thông điệp sẽ không điều chỉnh tỷ giá. Nhưng ở những ngày đầu năm 2015, thị trường lại có biểu hiện thiếu hụt nguồn cung khi ngày 6/1, giá USD của các ngân hàng được điều chỉnh tăng khá mạnh, có ngân hàng nâng lên sát mức kịch trần cho phép của Ngân hàng Nhà nước, giao dịch ở mức 21.418 - 21.458 đồng/USD.  

Việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá 1% ngay trong những ngày đầu năm 2015 là điều đã được giới chuyên gia dự đoán trước. Bởi những áp lực đối với tỷ giá là có thật, xuất pháp từ nhu cầu mua USD để thanh toán hợp đồng của doanh nghiệp.

Trong vòng 1 năm qua, chỉ số của đồng USD trong rổ tiền tệ này tăng từ 79 lên 92 điểm, và có khả năng vượt 115 điểm của năm 2002. Nguyên nhân dẫn đến việc USD tăng giá tron thời gian qualà sự tăng trưởng ngoạn mục của kinh tế Mỹ trong năm 2014. Sau giai đoạn phục hồi ì ạch sau khủng hoảng 2008-2009, năm 2014 kinh tế Mỹ đạt tốc độ tăng trưởng cả năm là 3,3%, vượt xa mức dự báo trước đó là 2,2%. Riêng Quý III/2014, tăng trưởng GDP đạt 5% - mức cao nhất trong một quý trong 11 năm qua. 

Bên cạnh đó, quyết định của Mỹ chấm dứt gói kích cầu khổng lồ trị giá 3,7 ngàn tỷ USD mà Mỹ bơm ra suốt 6 năm qua kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng 2008-2009 nhằm đưa kinh tế Mỹ thoát khỏi viễn cảnh khủng hoảng 1929-1933.

Động thái này cùng với khả năng Cục dự trữ liên bang FED sẽ nâng lãi suất từ mức cận 0 hiện nay do tăng trưởng kinh tế Mỹ cao cùng với tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp dưới 6% sẽ có tác dụng thu USD trở lại và khiến đồng bạc xanh trở nên “khan hiếm” và “có giá” hơn so với các đồng tiền khác.

Hơn nữa, triển vọng kinh tế trong năm 2015 với các trung tâm kinh tế lớn cũng không khác mấy so với năm 2014. Theo đó, kinh tế Mỹ dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ cao, trung bình khoảng 3,5%, còn Nhật và EU khoảng 0,9% trong khi kinh tế TQ tăng trưởng chậm lai, còn Nga bước vào giai đoạn suy trầm.

Trước xu hướng này, một số nước đã chuyển trạng thái tích trữ của mình sang đồng USD và bán dự trữ bằng các đồng tiền khác. Tuy đây mới chỉ là xu hướng ngắn hạn, nhưng nó cũng góp phần làm cho USD thêm khan hiếm và đẩy giá trị của đồng tiền này lên cao.

Dẫn lời TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng trên báo điện tử Dân Trí, ông cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh biên độ tỷ giá là bước đi khôn ngoan để tạo cơ sở bình ổn tỷ giá cho cả năm.

Theo ông Hiếu, có hai lý do khiến Ngân hàng Nhà nước chủ động điều chỉnh tỷ giá lần này. Thứ nhất, đó là áp lực tỷ giá được ngân hàng Nhà nước đẩy từ cuối năm 2014 sang.

Thứ hai, việc bình ổn tỷ giá trong năm 2015 là một thách thức lớn đối với Ngân hàng Nhà nước, nếu không khôn ngoan, có thể cơ quan này sẽ mất thế chủ động trong kiểm soát thị trường này.

Ông Hiếu nhận định, "Năm 2015 áp lực đối với tỷ giá là có. Trên thế giới, đồng USD đang mạnh lên, giá USD đang tăng lên, nếu không điều chỉnh tỷ giá thì mình đang đánh giá VND quá cao. Hơn nữa, mặc dù lạm phát năm 2014 của Việt Nam là thấp, nhưng so với lạm phát của Mỹ năm 2014 dưới 2% thì Ngân hàng Nhà nước cũng đã phải điều chỉnh tỷ giá”.

Về phía các khối Ngân hàng, bình luận trên báo Economy, HSBC cho biết,  m ặc dù ngân hàng này dự đoán tiền đồng sẽ giảm giá trong năm nay, động thái này đã diễn ra sớm hơn. Tuy nhiên, trong bối cảnh đô la Mỹ đang mạnh hơn so với hầu hết các loại tiền tệ ở những thị trường mới nổi vào đầu năm 2015 và Tỷ giá USD/VND thường đóng cửa giao dịch ở mức chạm trần trong vài tuần qua thì động thái này không gây quá nhiều ngạc nhiên”.

Theo báo Vietnamnet.vn, về định hướng cho năm 2015, tại một hội nghị ngành ngân hàng gần đây, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, tỷ giá cũng sẽ tăng không quá 2%. Đây được xem là một cái khung tương đối an toàn để các doanh nghiệp tính toán làm ăn.

Ở nước ta, VND được đánh giá là gắn khá chặt với đồng USD và độ mở của nền kinh tế khá lớn so với nhiều nước khác với tỷ lệ tổng thương mại/GDP là 164%, nên bất kỳ thay đổi nào trong giá trị của đồng USD đều tác động đến môi trường đầu tư, kinh doanh. Mặt khác, nền kinh tế của chúng ta cũng có đặc điểm khác là đồng VND không phải là đồng tiền chuyển đổi tự do với tỷ giá thả nổi như các đồng tiền khác nên các tác động chưa trực tiếp và tức thì như các nền kinh tế khác.

Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo chúng ta cần theo dõi kỹ, đánh giá các tác động tiêu cực cũng như tích cực của việc USD lên giá và có sự điều chỉnh Chính sách tỷ giá kịp thời, hợp lý.

Phan Thủy


Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news