Liên tiếp xảy ra những vụ xế hộp ngửa bụng, gác đầu lên nhà dân, bất ngờ xông lên vỉa hè cán chết người… Vậy đâu là nguyên nhân khiến các xe bỗng dưng nổi 'điên'?
Trong những năm gần đây, không ít các vụ Tai nạn giao thông liên quan đến xế hộp ở trên tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Nhiều vụ “xe điên” tông chết liên tiếp nhiều người khiến cho những người tham gia giao thông hoang mang. Những hình ảnh xế hộp ngửa bụng, gác đầu lên nhà dân, bất ngờ xông lên vỉa hè cán chết người…Nguyên nhân từ những vụ “xe điên” là do đâu, phải chăng xuất phát ngay từ việc đào tạo lái xe và cấp bằng chưa được sát sao và thực tế?
Diễn biến
Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 15h ngày 4/2 tại ngã tư đường Hồ Tùng Mậu – Nguyễn Văn Cừ (TP Vinh, Nghệ An). Chiếc xe ô tô 4 chỗ hiệu Huyndai BKS 37A chạy trên đường Nguyễn Văn Cừ với tốc độ cao. Khi đến ngã tư giao với đường Hồ Tùng Mậu, tài xế rẽ phải thì đâm vào xe máy cùng chiều mang BKS 37L1 do chị Nguyễn Thị Huyền (SN 1977, trú phường Bến Thủy, TP Vinh) điều khiển khiến chị văng ra đường.
Chưa dừng lại, chiếc xe ô tô tiếp tục đâm vào 2 xe máy khác đang dừng chờ đèn đỏ phía đường Hồ Tùng Mậu và hất văng 4 người trên 2 xe xuống đường. Vụ tai nạn khiến cả 5 nạn nhân bị thương rất nặng và được chở đi bệnh viện cấp cứu ngay sau đó. Sau khi gây tai nạn, tài xế ô tô tiếp tục nhấn ga bỏ chạy.
Cách đây chưa lâu, tại đường 353 (thuộc Tổ 2, phường Hải Thành, quận Dương Kinh, Hải Phòng) xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. "Xe điên" gây tai nạn khiến hai người chết. Ông Đinh Văn Bút (SN 1955), trú tại số 59 Vạn Ngọc, phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn) là Giám đốc Công ty điện lực quận Lê Chân, điều khiển ô tô đâm vào xe máy đi cùng chiều, do anh Trịnh Văn Lành (SN 1984, trú tại huyện An Lão) điều khiển, phía sau chở ông Nguyễn Đức Toàn (SN 1959, trú tại huyện Kiến Thụy).
Hậu quả, ông Toàn tử vong tại chỗ, anh Lành bị thương, được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt - Tiệp, Hải Phòng đến khoảng 20h cùng ngày thì tử vong. Hai nạn nhân là cán bộ của Đội quản lí thị trường quận Dương Kinh.
Xe điên' gây tai nạn liên hoàn, 1 người chết thảm ở Hà Nội. |
Chát với chúng tôi
Ông Trần Quốc Toản, Giám đốc Trung tâm lái xe Đông Đô cho biết, việc nhiều người quen lái xe số tự động nhưng phải học và thi bằng xe số sàn chính là lỗ hổng trong việc cấp bằng tại Việt Nam. Ở các nước phát triển như Australia, Singapore, Mỹ, Nhật bản, Malaysia vv... và gần đây nhất là Myanmar họ đã đào tạo và có Giấy phép lái xe riêng cho số tự động, do học viên tuỳ chọn học lái hạng gì thì chỉ được đi hạng đó. Nếu học xe số sàn thì lái được xe số tự động, nhưng học số tự động chỉ được lái xe số tự động.
Ông Lê Đức Việt, Phó Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông – Bộ GTVT ủng hộ nhiệt tình việc dạy song hành cách lái xe số tự động và số sàn. Điều khác nhau cơ bản ở đây là do đào tạo lái xe. Hầu như tất cả các trường đào tạo lái xe ở Việt Nam đều sử dụng xe số sàn (MT). Do vậy, tất cả các kỹ năng và tình huống xử lý là trên loại xe này.
Khi học xong lại sử dụng xe số tự động (AT), rất khác nhau về nguyên lý truyền động nên nảy sinh nhiều vụ tai nạn do người lái không được đào tạo một cách căn bản. Rất nhiều vụ tai nạn thảm khốc xảy ra, sau khi khám nghiệm kết luận do xe số tự động mới mua, người sử dụng chưa quen xe.
Ông Nguyễn Anh Dũng - Giám đốc Trung tâm sát hạch Củ Chi, Phó hiệu trưởng Trường đào tạo lái xe Tiến Bộ. Qua những vụ tai nạn có liên quan đến ôtô số tự động, việc đạp nhầm chân phanh với chân ga chẳng qua là do người điều khiển đã bất cẩn, không thực hiện đúng quy định an toàn giao thông và quy tắc cơ bản khi điều khiển ôtô, từ đó mới dẫn đến sự nhầm lẫn giữa chân ga và phanh.
Hiện nay, khi đăng ký học ở các trung tâm đào tạo lái xe, học viên sau khi học và thực tập thành thục trên ôtô số sàn sẽ được bố trí làm quen với các dòng ôtô số tự động. Đặc biệt, ở Trường đào tạo lái xe Tiến Bộ chúng tôi còn bố trí các dòng ôtô cao cấp như Toyota Camry, Honda Acura... số tự động để học viên có thể làm quen với dòng xe này khi gần cuối khóa học.
Đây là quy định chung của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) trong vấn đề đào tạo lái xe hiện nay chứ không như chương trình đào tạo trước đây chỉ được học và thi trên ôtô số sàn. Để đảm bảo an toàn giao thông, an toàn tính mạng cho mình và những người xung quanh, điều trước tiên chúng ta phải có ý thức chấp hành nghiêm túc luật giao thông.
Thượng tá Trần Sơn, Phó trưởng phòng Hướng dẫn Luật và Điều tra xử lý tai nạn giao thông, Cục CSGT đường bộ, đường sắt Việt Nam cho biết, Nghị quyết 32/2007/NQ-CP đã chỉ rõ, một trong những biện pháp kiềm chế tai nạn giao thông chính là việc nâng cao công tác đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe (GPLX). Tuy nhiên, việc cấp GPLX vẫn còn nhiều vấn đề bất cập.
Cụ thể là một bộ phận không nhỏ những lái xe ôtô đã có GPLX, nhưng những hiểu biết về Luật Giao thông, quy tắc giao thông cũng như trách nhiệm, ý thức, đạo đức của người lái xe… thì lại rất hạn chế. Tình trạng này có thể là do vấn nạn "học giả" nhưng GPLX lại là thật.
Luật sư Chu Mạnh Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Danh Chính ( Đoàn luật sư TP Hà Nội), nhận định, an toàn giao thông là một vấn đề lớn, cần có sự chung tay của cả xã hội. Quy định hay các chế tài xử phạt đối với những vi phạm liên quan đến an toàn giao thông không phải là ít nhưng nó cũng chỉ hạn chế được phần nào bởi một số nguyên nhân sau: Tình trạng tiêu cực trong thi bằng lái xe vẫn còn xảy ra nhiều. Phần lớn các lái xe chỉ quan tâm đến việc thực hành chứ không học luật cũng như hiểu và nhận thức được về trách nhiệm khi cầm lái.
Người lái xe vẫn chưa thực hiện đúng các quy định khi tham gia giao thông. Ví dụ như việc đã uống rượu bia thì không được cầm lái. Trong khi đó, việc quản lý và kiểm tra tình trạng này của lực lượng cảnh sát giao thông còn “mỏng”, chưa đủ sức răn đe. Các cơ quan chức năng nên siết chặt và tăng cường kiểm tra cũng như kiểm soát tình trạng trên. Đồng thời, thực hiện và xử lý nghiêm các quy định của pháp luật, không ưu tiên bất kỳ trường hợp nào thì mới có thể tăng thêm ý thức cho người tham gia giao thông.
Anh Nguyễn Đức Nam và vợ đều là bác sĩ tại bệnh viện Bạch Mai, cả hai hiện đang theo học tại Trung tâm lái xe Đông Đô ở Bắc Ninh. “Tôi hiện đang lái xe ô tô số tự động, tôi đã lái cả chục năm nay và không xảy ra sự cố nào. Nhưng khi đi học thì lại phải học xe số sàn nên cảm thấy rất khó khăn. Đến nay sau 4 lần thi, tôi vẫn trượt”. Hiện nay hầu hết các xe đời mới trên thị trường đều là xe số tự động.
Bởi vậy, nhiều người sau khi học xong và được cấp giấy phép lái xe rồi vẫn không thể điều khiển được xe ra đường. Và cũng có những trường hợp như anh Nam, sau khi đã quen với việc lái xe số tự động thì rất khó khăn để học lái xe số sàn. Nên chăng, chúng ta cần có thêm những quy định cho những người như chúng tôi. Ví dụ có thể cấp 2 loại bằng, một loại dành cho xe số sàn, một loại dành cho xe số tự động. Thi bằng nào thì chỉ có thể lái loại xe ấy.
Người thất bản
Tình trạng "rút ruột" quy trình đào tạo lái xe ôtô là một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông. Một số trung tâm dạy lái xe ôtô tuyển sinh "ào ào", quá tải học viên. Do vậy đã dẫn đến việc "ăn bớt" khá nhiều tiết học, đặc biệt là lý thuyết. Còn học thực hành thì èo uột do lớp đông, xe ít, có người cả khoá học mà được chạm đến tay lái không quá vài lần thì khó có bảo đảm khi họ tham gia giao thông. Qua phân tích nguyên nhân gây nên các vụ tai nạn giao thông trên, những nhà quản lý lại một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về công tác đào tạo, sát hạch lái xe đang bị "rút ruột".
CTA