Tin mới

Về bài báo Nga nói Việt Nam có tiềm năng mua tàu Mistral của Pháp

Chủ nhật, 09/08/2015, 08:50 (GMT+7)

“Mistral là lớp chiến hạm rất lớn với khả năng vừa tấn công tốt vừa phòng thủ cao. Nếu sở hữu được tàu đổ bộ này thì sức mạnh hải quân sẽ được tăng cường đáng kể”, Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm nói.

“Mistral là lớp chiến hạm rất lớn với khả năng vừa tấn công tốt vừa phòng thủ cao. Nếu sở hữu được tàu đổ bộ này thì sức mạnh hải quân sẽ được tăng cường đáng kể”, Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm nói.

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học - Kỹ thuật và Kinh tế Biển thành phố Hồ Chí Minh

Hãng thông tấn TASS của Nga đưa tin cho biết, trong cuộc trò chuyện với phóng viên của hãng này hôm 6/8, Giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (CAST) của Nga Ruslan Pukhov cho rằng, Ấn Độ, Việt Nam và Brazil là những đối tác tiềm năng có thể mua tàu đổ bộ trực thăng Mistral mà Pháp đóng cho Hải quân Nga.

Theo chuyên gia này, ngoài Ấn Độ, đối tác tiềm năng thứ hai có thể sở hữu Mistral mà vị chuyên gia này nhắc đến đó là Việt Nam bởi theo ông loại tàu đổ bộ trực thăng này khá “phù hợp” với nhu cầu của Việt Nam và Việt Nam là đất nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh.

Đây chỉ là ý kiến và nhận định cá nhân của ông Ruslan Pukhov. Việc mua sắm các loại phương tiện đắt tiền, cỡ lớn, liên quan đến vấn đề chiến lược, huấn luyện, vận hành, trang bị đi kèm, duy trì tốn kém, phức tạp.. như tàu đổ bộ Mistral là cả một vấn đề hệ trọng dù tiềm năng có mạnh như Nga, Ấn Độ, Trung Quốc cũng phải nhấc lên đặt xuống nhiều lần.

Hải quân Việt Nam đang phát triển ngày càng lớn mạnh. Ảnh: Tàu ngầm 184 Hải Phòng Nga bán cho Việt Nam

Hải quân Việt Nam đang phát triển ngày càng lớn mạnh. Ảnh: Tàu ngầm 184 Hải Phòng Nga bán cho Việt Nam

Tuy nhiên, để có được những góc nhìn, toàn diện, đa chiều về thông tin mà trang thông tấn của Nga đã trích dẫn, phóng viên báo điện tử Người đưa tin đã có tham khảo ý kiến Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc học viện Hải quân Việt Nam, hiện là Chủ tịch Hội Khoa học - Kỹ thuật và Kinh tế Biển Thành phố Hồ Chí Minh.

“Theo tôi, ý kiến của ông Ruslan Pukhov được đưa ra và vận dụng trong bối cảnh khá thực tế, đáng để Việt Nam lưu tâm và cân nhắc”. - Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm nói.

Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm cho hay: “Đây là một gợi ý hay từ vị chuyên gia của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga. Nếu đủ khả năng tài chính và nhân lực, tôi nghĩ hải quân Việt Nam có thể cân nhắc...”.

Tuy nhiên, vị Thiếu tướng cũng lưu ý thêm rằng, không phải cái gì cứ muốn là có thể làm được xuất phát từ nhiều lý do. Tàu đổ bộ Mistral cũng là mục tiêu muốn sở hữu của hải quân nhiều nước, trong đó có Trung Quốc.

Theo vị tướng hải quân, tàu đổ bộ lớp Mistral là loại tàu đa nhiệm. Nó vừa có khả năng phòng thủ kèm theo tính năng tấn công hiệu quả cao với sức chở tới 16 máy bay trực thăng, gần 40 xe bọc thép và hơn 700 quân nhân trên đó.

T

àu đổ bộ lớp Mistral - Ảnh IT

T

“Giả dụ nếu sở hữu được cặp tàu đổ bộ lớp Mistral hiện đại mà Pháp đóng cho Nga, sức mạnh của Hải quân nhân dân Việt Nam sẽ được tăng cường đáng kể. Khi tác chiến cùng với các bộ phận pháo phòng không và máy bay tiêm kích trên biển, nó sẽ tạo ra sức mạnh đủ để bất cứ đối phương nào cũng phải cân nhắc trước khi chạm trán”, chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm nói.

Được biết, cặp tàu đổ bộ này nằm trong hợp đồng đóng mới của hải quân Nga đặt hàng của Pháp từ năm 2011 với trị giá lên tới hàng tỷ USD.

Tuy nhiên, do những bất đồng sâu sắc giữa Nga và Phương tây kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ nước này và còn ủng hộ phe ly khai ở miền đông Ukraine khiến cho mối quan hệ này bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Pháp đã ngừng bàn giao tàu cho Nga và chấp nhận bồi thường khoản tiền lên tới 1,3 tỷ USD cho Nga để 2 tàu này tiếp tục ở lại Pháp.

“Thực tế chưa thấy Pháp có ý định bán Mistral cho Trung Quốc. Nhưng theo quan sát, tôi thấy Hải quân Trung Quốc cũng rất muốn mua hai tàu đổ bộ này để tăng cường sức mạnh trên Biển”, Tướng Lâm nói.

Ông cũng nhấn mạnh, trong bối cảnh những căng thẳng trên Biển Đông đang có dấu hiệu gia tăng và ngày càng phức tạp việc mua sắm các trang thiết bị, vũ khí để tăng cường sức mạnh hải quân nói chung và phòng thủ nói riêng là cần thiết.

Mstral sẽ gia tăng đáng kể sức mạnh cho hải quân quốc gia nào sở hữu nó - Ảnh IT.

 

 Thiếu 

tướng Lê Kế Lâm (sinh năm 1935), quân hàm Chuẩn Đô đốc, Nhà giáo nhân dân, phó giáo sư, tiến sỹ, đương kim Chủ tịch Hội Khoa học - Kỹ thuật và Kinh tế Biển thành phố Hồ Chí Minh.

Từ năm 1957 đến năm 1962, ông được cử đi học hải quân tại Trường Chỉ huy Hải quân I ở Hải Nam (Trung Quốc).

Từ năm 1973 đến năm 1977, ông đi học ở Học viện Hải quân A.A. Grechco (Leningrad, nay là Học viện Hải quân N.G. Kuznetsov).

Từ năm 1980 đến năm 1982, ông đi học tại Học viện Quân sự Cấp cao Bộ Tham mưu Liên Xô mang tên Nguyên soái Voroshilov.

Trong những năm 1960, ông làm việc ở bộ phận cải tiến vũ khí, trang bị của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Ông từng được bổ nhiệm làm Phó Tham mưu trưởng Hạm đội 171, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 61 (Hải quân Nhân dân Việt Nam), Phó Tham mưu trưởng kiêm Trưởng phòng tác chiến của Hải quân Nhân dân Việt Nam, Giám đốc Học viện Hải quân Việt Nam.

 Cao Tuân - Đình Tuệ

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news