Tin mới

Vì sao đề xuất tịch thu xe máy đi vào đường cao tốc?

Thứ tư, 11/03/2015, 15:04 (GMT+7)

Ông Khuất Việt Hùng Phó chủ tịch Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia cho hay, đồng đề xuất tịch thu phương tiện giao thông với các lái xe say xỉn, thì cơ quan này cũng đề xuất tịch thu phương tiện với trường hợp chở xe quá tải và điều khiển xe gắn máy vào đường cao tốc.

Ông Khuất Việt Hùng Phó chủ tịch Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia cho hay, đồng đề xuất tịch thu phương tiện giao thông với các lái xe say xỉn, thì cơ quan này cũng đề xuất tịch thu phương tiện với trường hợp chở xe quá tải và điều khiển xe gắn máy vào đường cao tốc.

 


 

Theo đó, để kịp thời có chế tài đủ mạnh nhằm nâng cao hiệu lực điều chỉnh hành vi của người tham gia giao thông, Bộ GTVT đề xuất tịch thu phương tiện hoặc phạt tiền từ 40 đến 80 triệu đồng với các hành vi điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải, đồng tịch thu phương tiện giao thông đối với hành vi điều khiển xe motor, xe gắn máy (kể cả Xe máy điện), các loại xư tương tự xe motor và các loại xe tương tự xe gắn máy, xe thô sơ tham gia giao thông trên đường cao tốc.

Xe máy đi vào đường cao tốc cũng sẽ bị tịch thu?

Lý giải về các đề xuất này, ông Hùng cho hay, trước tiên về trường hợp xe quá tải, hiện đa số các công trình đang thiết kế tải trọng 10 tấn và hệ số an toàn 1,2; 1,3. Nếu khi quá tải vượt hệ số an toàn, nguy cơ phá hủy mặt đường sẽ rất cao cao.

“Chúng ta bàn về quản lý, thi công công trình đường bộ nhưng chúng ta phải đấu tranh bằng được với xe quá tải. Vì vừa làm xong đường 1000 tỉ, về nguyên tắc tuổi thọ kinh tế là 10 năm, nhưng nếu để cho xe quá tải chạy thoải mái chỉ được 3 tháng. Hãy xem xét các con số: 3 tháng – 1000 tỉ - và 10 năm, thì chúng ta hiểu hành vi chở quá tải nó nguy hiểm đến thế nào”, ông Hùng nói.

Liên quan đến hành vi tham gia giao thông của motor xe máy trên đường cao tốc cũng bị cấm, ông Hùng cho hay, thuật ngữ đường cao tốc đầu tiên xuất phát ở Đức là Auto Pan, nghĩa là đường chỉ dành cho ô tô. Còn thuật ngữ motor ở Việt Nam là những xe có dung tích xi lanh từ 70 cm3 trở lên, với số lượng rơi vào khoảng xấp xỉ 40 triệu xe – một con số khá lớn. Do đó, khi 1 phương tiện với quỹ đạo hoạt động phức tạp tham gia vào dòng giao thông tốc độ cao đòi hỏi tính đồng nhất của phương tiện tham gia cao như đường cao tốc thì với lượng xe máy lớn như nêu trên, độ an toàn của đường cao tốc bị xóa sổ hoàn toàn”

Ông Hùng lý giải thêm:  “Khi đường cao tốc trở thành đường làng, thì lúc đấy, vai trò đường huyết mạch, kinh tế xã hội trong vùng và quốc gia của đường cao tốc sẽ bị mất đi. Và như vậy rõ àang, giá trị kinh tế xã hội của tuyến đường đấy bị mất đi. Đó là lý do tại sao trong luật GTĐB 2008 ghi rõ cấm các loại phương tiện này tham gia GT trên đường cao tốc”

“3 hành vi này được chúng tôi nhận định là 3 hành vi mà mức độ vi phạm tăng lên rất nhiều trong thời gian gần đây. Đặc biệt là lượng xe máy đi vào đường cao tốc xuất hiện khá cao trên 2 tuyến đường cao tốc HN-TN và Nội Bài _Lào Cai, uy hiếp nghiêm trọng đến ATGT. Do đó, chúng tôi đề xuất 3 hành vi này được tăng nặng, trước tiên về mục tiêu quan trọng là bảo vệ tính mạng cho người tham gia GT, bảo vệ tài sản, bảo vệ cơ hội được chăm sóc gia đình mình của những người điều khiển phương tiện giao thông”, ông Hùng nói.

Nam Nam

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: phương tiện