Tin mới

Vì sao thú rừng "nổi giận” tấn công người?

Thứ bảy, 13/12/2014, 09:03 (GMT+7)

Không phải tự nhiên thú rừng tấn công con người, mà tất cả đều phải có nguyên nhân. Một khi chỗ ở không còn, thức ăn khan hiếm thì thú rừng buộc phải “giành giật” với chính con người. Nhìn ở một góc nào đó, chính con người đang “cướp” chỗ ở của các loài thú.

Không phải tự nhiên thú rừng tấn công con người, mà tất cả đều phải có nguyên nhân. Một khi chỗ ở không còn, thức ăn khan hiếm thì thú rừng buộc phải “giành giật” với chính con người. Nhìn ở một góc nào đó, chính con người đang “cướp” chỗ ở của các loài thú.

Thú tấn công làm chết người, phá hoại mùa màng của người dân là không hiếm. Những người sống gần rừng, canh tác trong rừng, đi rừng, dựa vào rừng để sống tỏ ra xôn xao và dè chừng sau mỗi vụ việc thú rừng tấn công con người xảy ra. Dù có những kỹ năng để tự bảo vệ mình, nhưng trong nhiều trường hợp vẫn bị các loại thú tấn công. Có khi con người khiêu khích thú rừng quá mức khiến chúng trả đũa. Có khi người này tấn công thú rừng nhưng thú rừng lại tìm người khác để trả thù, lý do là thú vật không thể nhận biết được sự khác nhau giữa người này và người khác, nên hễ thấy người là chúng tấn công.

Vì sao thú rừng

Một con bò tót chết sau khi tấn công khiến 4 người ở xã Đại Lãnh (huyện Đại Lộc,  tỉnh Quảng Nam) thương vong.

Anh Nguyễn Văn Hòa (ngụ xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) cho biết: “Vụ heo rừng tấn công làm hai người thương vong ở Khánh Hòa vừa qua là việc rất nghiêm trọng. Tập tính của heo rừng là thù rất dai. Khi con người làm tổn thương đến nó, không sớm thì muộn nó cũng sẽ tìm con người để trả thù. Cứ nhìn thấy người là loài vật này tấn công, không kể đó là ai. Các loài thú rừng khác cũng sẽ làm hại đến con người nếu chúng phát hiện người đó có thể gây nguy hiểm cho chúng hay đồng loại của chúng. Tôi đi rừng nhiều năm và thấy rằng nếu con người không chủ động tấn công thú rừng thì chúng cũng sẽ không đe dọa con người. Ở một mức độ nào đó, thú rừng dù là voi, hổ báo cũng đều sợ con người”.

Trao đổi với PV liên quan đến vấn đề hàng loạt vụ việc thú rừng tấn công người, PGS.TS Võ Văn Phú, Chủ nhiệm bộ môn Tài nguyên và Môi trường (khoa Sinh học, đại học Khoa học Huế) cho rằng: “Thông thường chẳng có con thú rừng nào dám rời rừng để ra các bản, làng đâu, vì chúng sợ con người. Nhưng nếu trường hợp “nhà” của chúng bị xâm phạm thì chúng mới bỏ chạy. Có trường hợp vì quá đói thì chúng phải đi kiếm ăn, nếu trong rừng không có thức ăn thì chúng phải tìm đến các nương rẫy để kiếm. Thú rừng không phải phá hoại mùa màng như nhiều người nói đâu, mà do nó kiếm ăn. Nó kiếm ăn thì nó sẽ làm hư hại hoa màu chứ không phải là nó tàn phá giống như con người”.

Cũng theo PGS.TS Võ Văn Phú, để hạn chế tối đa tiến tới đẩy lùi thực trạng động vật tấn công người như hiện nay, ngoài việc tuyên truyền thì con người cần hành động. Tức là phải có giải pháp dưới sự hỗ trợ của các cấp, các ngành để bảo tồn, phục hồi nguyên thủy các khu rừng đặc dụng, nhằm bảo vệ sinh cảnh của các loài động vật và hệ sinh thái. Con người phải luôn luôn thân thiện với môi trường, hoạt động theo quy hoạch chứ không phá rừng mất rừng, đốt rừng mất sinh cảnh của nó. Tài nguyên rừng giảm đi hằng năm, thú rừng cũng giảm theo vì không còn đất sống và vì bị săn bắt, giết hại quá nhiều. Nếu để tình trạng này tiếp tục xảy ra thì việc thú rừng giành giật thức ăn với con người là điều dễ hiểu, mà đã giành giật thì chúng sẽ tấn công lại con người.

Theo Thơ Trịnh/Đời Sống & Pháp Luật

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: thú rừng heo rừng