Tin mới

Video: Cận cảnh "rồng đất khổng lồ" giá nghìn đô ở Hà Nội

Thứ tư, 06/04/2016, 16:00 (GMT+7)

"Rồng đất" có thân hình dẹt, gai rồng nằm dọc sống lưng kéo dài đến tận đuôi. Khi trưởng thành, loài rồng này có giá từ 20 đến 100 triệu đồng.

"Rồng đất" có thân hình dẹt, gai rồng nằm dọc sống lưng kéo dài đến tận đuôi. Khi trưởng thành, loài rồng này có giá từ 20 đến 100 triệu đồng.

[mecloud]Pg4nwE5iZz[/mecloud]

Mới đây, trong một clip độc giả Lã Văn Thuận quay hôm 4/4 tại một shop thời trang trên đường Trần Quốc Toản (Hà Nội), nhiều người đã "mắt tròn mắt dẹt" khi chứng kiến một con "rồng đất" được người dân nuôi làm thú cưng.

Con vật có chiều dài một mét, nặng 1,2 kg được nhốt trong chiếc lồng inox, thức ăn chính là rau xanh. Trái với hình dáng bên ngoài trông khá hung hãn, con "rồng đất" này khá hiền lành được chủ nhà nuôi đến nay đã tròn 3 năm.

Chúng có thể ngoan ngoãn nghe theo hiệu lệnh của chủ nhân và bất cứ ai cũng có thể chơi đùa thoải mái mà không sợ bị tấn công.

Rồng đất được nuôi làm thú cưng có già nghìn đô. (Ảnh: VNE)

Loài sinh vật cảnh này có tên gọi là Rồng Nam Mỹ hay còn gọi là "rồng đất", một loài bò sát đang được một số người tại Hà Nội săn lùng để làm thú cưng trong nhà.

"Rồng đất" có thân hình dẹt, gai rồng nằm dọc sống lưng kéo dài đến tận đuôi. Màu sắc của những con rồng này có thể biến hóa liên tục để ngụy trang như tắc kè hoa. Khi tức giận hay giao chiến, rồng đất sẽ phùng mang và dựng gai tua tủa để tự vệ.

Khi trưởng thành, loài rồng này có giá từ 20 đến 100 triệu đồng, tùy vào hình dáng và màu sắc.

Thực tế, "mốt" chơi "rồng đất" không phải lần đầu rộ lên ở Hà Nội. Cách đây khoảng 3 năm, giới trẻ Hà thành còn chơi Tết bằng "rồng đất".

Theo anh X., một chủ mối cung cấp “rồng đất” online thì giá trị của loài vật này nằm ở màu sắc. Với những con màu da sáng như vàng, xanh... sẽ "hút" khách hơn những con có màu da tối. Đặc biệt với những loài rồng có màu da được biến hóa liên tục để ngụy trang như tắc kè hoa được giới "dân chơi" săn lùng ráo riết.

"Bí quyết chọn rồng đẹp là nên chọc cho chúng... tức giận. Lúc đó toàn thân sẽ bung gai còn màu sắc giữ nguyên bản hay tần suất biến hóa của màu sắc sẽ chứng minh được điều đó", anh nói.

Bên ngoài trông khá hung hãn nhưng thực tế chúng lại hiền lành. Ảnh: VNE

Anh X. cho biết chính cách làm cảnh này của “rồng đất” khiến một số lượng lớn loài này thoát khỏi sự "tàn sát" của các quán nhậu. Bởi đây là loài "kỳ tôm" thuộc họ nhông, gồm rắn mối, kỳ đà, tắc kè, kỳ nhông, con dông... từ lâu được nhiều quán đặc sản săn lùng.

"Khác với các loại thú cưng khác như chó, mèo... các công đoạn chăm sóc rất phức tạp và tốn kém về tiền bạc lẫn thời gian của người nuôi. Loài “rồng đất” vốn là loài động vật hoang dã, có tính đề kháng cao nên rất "tự lập". Người nuôi chỉ cần trang bị cho chúng một chiếc lồng, đồ chơi là cát để chúng đào bới, một cành cây để leo trèo, tắm nắng, còn thức ăn chỉ là côn trùng.

Vốn là loài sống hoang dã nên “rồng đất” xuất hiện hầu hết tại các nước trên thế giới. "Nơi đâu có rừng nguyên sinh, sa mạc là nơi đó có “rồng đất”..." - anh X. cho biết.

Cũng theo anh X., nguồn “rồng đất” mà anh bán được nhập từ nhiều địa chỉ khác nhau. Dân chơi đẳng cấp thường "sính" nguồn rồng từ Nam Mỹ, Úc... được nhập cảnh về theo đường Trung Quốc, Malaysia.

“Rồng đất” rất thông minh nên được huấn luyện sẽ tỏ ra gần gũi với người.

Đặc biệt đối với loài rồng Úc, do đặc điểm môi trường sinh sống ở sa mạc nắng nóng nên khi được nuôi trong môi trường nhiều độ ẩm, khí hậu biến đổi thất thường như miền Bắc Việt Nam rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng. Nhẹ thì "hắt hơi, chảy nước mũi", nặng thì tiêu hóa trở nên trì trệ dẫn đến kém ăn rồi chết.

Vì vậy, đi kèm với hệ thống lồng, chuồng nhất định, người nuôi phải có đèn chuyên dụng có tia UVA, UVB để chăm sóc rồng. Đồng thời với đặc điểm biến nhiệt nên những loại đèn chiếu nhiệt này còn trợ giúp rồng tiêu hóa thức ăn hàng ngày một cách tốt nhất.

Theo bác sỹ thú y V.V. Hải thì việc nuôi “rồng đất” cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nhất là virus dại có thể có trong móng, răng... của loài thú nuôi này. Vì thế, người nuôi nó cần thận trọng khi nuôi thú cảnh không rõ nguồn gốc và cách chăm sóc, chỉ nên nuôi các loại thú cảnh đã được thuần dưỡng như vẹt, chim, cá cảnh...

Xem thêm video:

[mecloud]wZMrKinpIf[/mecloud]

Tình Nguyên (TH)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news