Bạn sẽ không thể tin vào mắt mình khi thấy hiện tượng dung nham cực nóng gặp đại dương lạnh ngắt xảy ra như thế nào đâu.
[mecloud]VqtTiAQzJt[/mecloud]
Một đoạn phim ngắn ghi lại cảnh tượng dung nham gặp nước biển đã tạo nên những phần đất mới, nới rộng diện tích cho hòn đảo núi lửa Kilauea, thuộc quần đảo Hawaii do nhiếp ảnh gia Kawika Singson mạo hiểm thực hiện.
Nhiếp ảnh gia Singson đã núp phía sau dòng chảy dung nham, chơi vơi trên một vách đá để có thể ghi lại được khoảnh khắc dòng dung nham vừa chạm vào nước biển, hình thành vùng đất mới với tên gọi là “vùng đồng bằng nham thạch”.
Khi dung nham chảy vào nước biển, chúng sẽ làm cho nước biển sôi lên và bốc hơi. Sau đó, những mảng dung nham cũng nhanh chóng nguội dần, tạo thành những hòn đá xốp chồng chất lên nhau rồi tạo thành một vùng đất mới.
Thoạt trông thì vùng đất này có vẻ ngoài cứng rắn, nhưng bên trong lại rất xốp và dễ vỡ, có thể trượt đi một cách dễ dàng, vì những lớp phía dưới không chịu trọng lượng của các lớp khác tích tụ ngày càng dày bên trên.
Dòng dung nham khi vào vào biển sẽ tạo ra nham thạch đồng vị sắt thấp. Những dòng dung nham cuộn chảy ào ạt sẽ giải thoát một phần lớn khí ga một cách nhanh chóng, dẫn đến hiện tượng nổi bọt khí. Điều này khiến chúng khác biệt so với những núi lửa được hình thành từ những nham thạch có đồng vị sắt cao của phiến lục địa.
T.V (tổng hợp)