Tin mới

Việt Nam gửi công hàm bác bỏ yêu sách của Trung Quốc về Biển Đông

Thứ sáu, 08/05/2015, 19:12 (GMT+7)

Ngày 30/4 vừa qua, Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ đã có công hàm gửi phái đoàn thường trực tất cả các nước tại LHQ bác bỏ một số quan điểm đó của phía Trung Quốc.

Ngày 30/4 vừa qua, Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ đã có công hàm gửi phái đoàn thường trực tất cả các nước tại LHQ bác bỏ những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở vùng biển này.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng ngay xây đảo ở Biển Đông và đã gửi công hàm tới tất cả phái đoàn thường trực các nước ở Liên Hợp Quốc, bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở vùng biển này.

"Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Những hoạt động tôn tạo, mở rộng đảo, đá mà Trung Quốc đang tiến hành đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, gây lo ngại sâu sắc trong cộng đồng quốc tế, trong đó có ASEAN.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình

Một lần nữa Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động này, nghiêm túc tuân thủ và thực thi luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 cũng như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); không có thêm các hành động gây phức tạp và mở rộng tranh chấp trên Biển Đông” - Thông cáo của Bộ Ngoại giao dẫn lời ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Đề cập tới việc Mỹ và Nhật Bản gần đây bày tỏ quan ngại sâu sắc về diễn biến ở Biển Đông và thông báo tăng cường hợp tác an ninh quân sự, phát ngôn viên Lê Hải Bình cho rằng việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông là lợi ích và trách nhiệm chung của các nước trong và ngoài khu vực.

"Việt Nam cho rằng mọi sự hợp tác giữa các quốc gia, dù song phương hay đa phương đều cần được xây dựng vì mục tiêu chung này, trên cơ sở luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia khác”, ông Bình nói.

Phong Vân (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news