Tin mới

Việt Nam thua Campuchia: Những dấu hiệu cảnh báo

Thứ hai, 13/10/2014, 10:55 (GMT+7)

Lào,\nCampuchia, Myanmar... đang là những đối thủ cạnh tranh mới của Việt Nam về tốc\nđộ tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế, nhiều bằng chứng cũng cho thấy, Việt Nam\nđang thua kém các nước này về nhiều mặt, nhất là Campuchia

Lào, Campuchia, Myanmar... đang là những đối thủ cạnh tranh mới của Việt Nam về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế, nhiều bằng chứng cũng cho thấy, Việt Nam đang thua kém các nước này về nhiều mặt, nhất là Campuchia.

 

Đối thủ đáng gờm Campuchia đang tiến bộ vượt bậc

Đánh giá mới đây của ông Nguyễn Chí Dũng - Thứ trưởng Bộ KHĐT thì chỉ khoảng 3 – 5 năm nữa, thu nhập của người Việt sẽ thấp hơn Lào, Campuchia, Myanmar, mặc dù, theo Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2013, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 1.910 USD/người, Lào 1.645 USD/người, Campuchia 1.007 USD/người; Myanmar 900 USD/người.

Ông Dũng cho hay, trong khu vực ASEAN, GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ hơn Lào, Campuchia, Đông Timo, Myanmar. Nếu vẫn phát triển như hiện nay, các nước này chỉ mất 3-5 năm tới là vượt mình, đó là điều đáng buồn.

Theo ông Dũng, kinh tế Việt Nam bắt đầu xu thế giảm từ năm 2007. Tới năm 2012, tăng trưởng kinh tế ở mức thấp nhất trong 15 năm. Từ 2013 tới nay, tăng trưởng cao hơn trước, nhưng chưa như kỳ vọng.

Cảnh báo của ông Dũng rất có thể sớm thành hiện thực khi một báo cáo của Ngân hàng thế giới WB dự báo, độ tăng trưởng kinh tế của Campuchia trong năm 2014 sẽ cao nhất Đông Nam Á.

Theo đó, theo WB, Campuchia đã giữ được mức tăng trưởng kinh tế ổn định khoảng 7,4% trong năm 2013, bất chấp những ảnh hưởng từ bất ổn chính trị hậu bầu cử và tình trạng đình công lan tràn hồi cuối năm. Đối với các năm 2015 và 2016, WB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế của Campuchia ở mức 7%. 

Thu nhập người Việt sắp thấp nhất khu vực

Ngoài ra, một báo cáo của Viện Nghiên cứu Phát triển Campuchia CDRI đưa ra ước tính, nếu Campuchia tiếp tục giữ được mức tăng trưởng kinh tế 7,5% trong những năm tiếp theo thì tới năm 2030, người dân Campuchia sẽ có mức thu nhập trung bình trên 2.800 USD/năm, gần gấp ba so với hiện nay. Nếu trong 17 năm tới, Campuchia đạt mức tăng trưởng kinh tế trên 8,5%, thu nhập bình quân đầu người của Campuchia sẽ đạt 3.300 USD vào năm 2030, tương đương mức thu nhập của người dân Inđônêxia trong năm 2011.

Trong khi đó, , ông Sandeep Mahajan – Kinh tế trưởng WB tại Việt Nam, đưa ra dự báo, kinh tế Việt Nam sẽ đạt tăng trưởng 5,4% trong năm nay, thấp hơn mức 5,8% mà Chính phủ dự báo.

Vượt mặt Việt Nam trên nhiều lĩnh vực

FDI – nguồn vốn tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế, yếu tố quan trọng để nền kinh tế phát triển, thì trên địa hạt này, Việt Nam đang cho thấy mình thua kém hơn với các “đàn em” đi sau.

Cụ thể, năm 2013, có 54% DN FDI trước khi chọn Việt Nam, đã từng cân nhắc đầu tư vào các nước khác, chủ yếu là Trung Quốc, Lào, Campuchia, Myanma... Trong khi đó, con số này của năm 2011 và 2012 chỉ 32%.

Thế mạnh về lúa gạo của Việt Nam đang bị cảnh báo sẽ thua kém Campuchia.

Đây là một chỉ báo quan trọng về thứ hạng của Việt Nam trong mắt nhà đầu tư quốc tế. Việt Nam không còn là điểm đến ưu ái nhất với các nhà đầu tư quốc tế như giai đoạn 2007-2010, mà hiện giờ đang phải cạnh tranh với các đối thủ truyền thống trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia và 1 số nước mới nổi như Lào, Myanmar, và đặc biệt là Campuchia.

Nhiều chuyên gia đang bày tỏ sự lo lắng rằng, rất có thể thời gian tới các nhà đâu tư sẽ chuyển sang Lào, Campuchia. Và thực tế, điều này đang diễn ra do giá đất ở Campuchia, Lào thấp hơn và thủ tục cũng đơn giản hơn nhiều so với Việt Nam. Hơn nữa, Campuchia và Lào đang cải thiện nền kinh tế rất nhanh so với Việt Nam nhờ sự giúp đỡ tốt từ phương Tây và sự chú tâm của Trung Quốc về địa chính trị.

Trên nhiều lĩnh vực khác, các con số thống kế và tình hình thực tế cho thấy, Campuchia cũng đang "vượt mặt" Việt Nam

Đơn cử, trên lĩnh vực du lịch, nhiều kiến cho rằng, du lịch Việt Nam có nhiều lợi thế, nhưng thời gian qua đã không biết tận dụng cơ hội để quảng bá hình ảnh, vẻ đẹp của đất nước, nạn chặt chém, chèo kéo vẫn tiếp diễn… trong khi đó, điều này Campuchia và Lào làm tốt hơn.

Ngay cả sản xuất lúa gạo vốn là ngành thế mạnh của Việt Nam cũng đang có nhiều dấu hiệu cảnh báo thua kém Campuchia. Hiện nay Campuchia đã đi vào quy hoạch vùng nguyên liệu và có nhà máy để sản xuất gạo có chất lượng tốt.Họ cũng đang tích cực xây dựng mối quan hệ đối tác với Mỹ và Hàn Quốc để xuất khẩu gạo sang các thị trường đầy tiềm năng này.

Là một nước trải qua hơn 20 năm phát triển công nghiệp ô tô, nhưng Việt Nam vẫn chưa có sản phẩm nào đạt trình độ đi tắt đón đầu như của Campuchia. Đó là chiếc ô tô điều kiển bằng Smartphone giá 100 triệu mà Campuchia tự chế.

Chiếc ôtô "Angkor EV 2014" lấy tên ngôi đền cổ Angkor của Campuchia này được điều khiển bằng điện thoại thông minh và thẻ căn cước tần số rađiô (RFID) có trang bị hệ thống GPS, có vận tốc tối đa 60km/giờ và do nhà sáng chế Nhean Phaloek địa phương thiết kế. bằng điện thoại thông minh và thẻ căn cước tần số rađiô (RFID).

Mẫu xe này đến nay chỉ được phát triển ở các nước phát triển và được cho là xu hướng của công nghiệp ô tô trong tương lai. Trong khi đó, thì tại Việt Nam, thời gian vừa qua, Madaz rồi đến Ford đã từ bỏ những dự án từ 700 triệu đến 1 tỷ USD sản xuất ô tô ở Việt Nam vì không thể tìm mua các linh kiện đơn giản như ốc vít, dây diện hay đồ nhựa. Các dự án sau đó được chuyển sang các nước lân cận sản xuất rồi nhập khẩu xe về Việt Nam với giá đắt.

Theo Phan Thuỷ/Người đưa tin

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news